Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là gì?


Đáp án:

nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,18mol

nH2O > nCO2 ⇒ X là ankan; nankan = nH2O – nCO2 = 0,08

Gọi công thức trung bình của X là:

nCO2 = 0,1; nankan = 0,08 ⇒ ntb = 1,25 ⇒ 2 ankan là: CH4 và C2H6

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.


Đáp án:

Đặc điểm và cấu trúc anđehit và xeton

 - Nguyên tử C mang liên kết đôi có trạng thái lai hóa sp2.

    - Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π không bền.

    - Liên kết C=O bị phân cực.

Trong cacbonyl trong phân tử xeton có cấu trúc tương tự nhóm cacbonyl trong phân tử anđehit. Tuy nhiên, nguyên tử cacbon trong phân tử xeton bị chướng ngại lập thể, liên kết C=O trong phân tử xeton ít phân cực hơn so với anđehit.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau: a. CuSO4 b. CdCl2 c. AgNO3 d. NiSO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau:

a. CuSO4

b. CdCl2

c. AgNO3

d. NiSO4


Đáp án:

a. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cu (M = 64)

b. Zn + CdCl2→ ZnCl2 + Cd

Zn + Cd2+ → Zn2+ + Cd

Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cd (M = 112)

c. Zn + 2AgNO3→ Zn(NO3)2 + Ag

Zn + 2Ag+ → Zn2+ + Ag

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 2 nol Ag (M = 108)

d. Zn + NiSO4→ ZnSO4 + Ni

Zn + Ni2+ → Zn2+ + Ni

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Ni (M = 59)

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí H2 và
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

BTNT.H → nHCl = 2nH2 =0,4 mol = nCl 

=> mMuối = mKL + mCl = 3,9 + 0,4.35,5 = 18,1g

 

Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này


Đáp án:

* Vị trí những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn

- Nhóm IA và IIA (trừ H)

- Nhóm III A (trừ Bo)

- Một phần nhóm IVA, VA, VIA

- Các nhóm B

- Họ anta và actini

* Kim loại có tính khử mạnh nhất nằm bên trái, phía dưới của bảng tuần hoàn. Phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm phía trên bên phải của bảng tuần hoàn

Kim loại Cs-6s1

Phi kim: F – 2s22p5

Xem đáp án và giải thích
Công thức phân tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là

Đáp án:
  • Câu A. FeCl2.

  • Câu B. CrCl3.

  • Câu C. MgCl2.

  • Câu D. FeCl3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…