Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đù 1,63 mol O2 thu được 1,14 mol CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, thủy phàn hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối, giá trị của b là?
X(CxHyO6) + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố O: 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nX = 0,02 mol
Bảo toàn khối lượng: mX = 1,44.44 + 19,8 – 1,63.32 = 17,8 gam
X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
Bảo toàn khối lượng: b = 17,8 + 0,02.3.40 – 0,02.92 = 18,36 gam
Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?
Sử dụng sơ đồ đường chéo tính được nNO = 0,02 mol và nNO2 = 0,02 mol
Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 → nCu = 0,04 mol
→ nCuO = 0,01
→ B chứa Cu(NO3)2 (0,05 mol)
Thêm vào B: nCu = 0,075 mol và nH2SO4 = 0,05 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,075 0,1 0,1 → 0,025
→ V = 0,56 lít
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Ta có: nH2 = 0,3 mol
--> m = 15,4 + 0,3.2.35,5 = 36,7g
Câu A. HCOOC6H5
Câu B. CH3COOC2H5
Câu C. HCOOCH3
Câu D. CH3COOCH3
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O Không khí ẩm → 2Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :
a) AgNO3 và Pb(NO3)2.
b) AgNO3 và Cu(NO3)2.
c) AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.
b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.
c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet