Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vủa đủ với dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4 a) Viết Phương trình hóa học. b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vủa đủ với dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4

a) Viết Phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.

c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được.


Đáp án:

nP = 0,2 mol

4P + 5O2 → 2P2O5

0,2                      0,1

P2O5 + 4NaOH → 2NaHPO4 + H2O

0,1               0,4              0,2

Theo pt: nNaOH = 2.nP2O5 = 0,4 mol

Khối lượng dung dịch NaOH 32% đã dùng:

mddNaOH = [0,4.40.100]/32 = 50g

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd = mp,05 + mddNaOH = 0,1.142 + 50 = 64,2 (g)

Nồng độ phần trăm của dung dịch Na2HPO4 là:  C%(Na2HPO4) = [0,2.142.100] : 64,2 = 44,24%

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Tính khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Tính khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc).


Đáp án:

CuCl2 -đp dung dịch→ Cu + Cl2

Áp dụng công thức có:

mCu = (64×5×2720)/(2×96500) = 4,512 g → nCl2 = nCu = 4,512/64 = 0,0705 mol

VCl2 = 0,0705 × 22,4 = 1,5792 lít

Xem đáp án và giải thích
Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là Read more: https://sachbaitap.com/cau-818-trang-77-sach-bai-tap-sbt-hoa-nang-cao-c109a18599.html#ixzz7TbhNuAEZ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là



Đáp án:
  • Câu A. CO2

  • Câu B. CO

  • Câu C. SO2

  • Câu D. HCl

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Ag vào HNO3 loãng. (b) Cr vào HCl loãng, nóng. (c) Fe vào H2SO4 loãng nguội. (d) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (e) Cho Na2O vào dung dịch K2SO4. (f) Cho Al2O3 vào dung dịch KHSO4. Trong các thí nghiệm trên, số trường hợp xảy ra phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố clo thuộc chu kì 3 và nhóm VIIA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của clo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố clo thuộc chu kì 3 và nhóm VIIA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của clo.


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của clo: ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.

Tính chất hóa học cơ bản:

- Hóa trị cao nhất với oxi là 7; Công thức oxit cao nhất: Cl2O7.

- Hóa trị với hiđro là 1: Công thức hợp chất khí với hiđro: HCl.

- Oxit Cl2O7 là oxit axit. Axit HClO4 là axit rất mạnh.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?


Đáp án:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

   + Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

   + Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

   + Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

   + Nếu không hiện tượng → không khí.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…