Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064 mol. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị gần nhất của a là
Giải
X + O2 → x mol CO2 + y mol H2O
nO2 = 1,24 mol
Bảo toàn khối lượng có mX + mO2 = mCO2 + mH2O → 13,728 + 1,24.32 = 44x + 18y (1)
Mà x – y = 0,064 mol nên x = 0,88 mol và y = 0,816 mol
Bảo toàn O có nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(X) = 2.0,88 + 0,816 – 2.1,24 =0,096 mol
Vì X là triglixerit nên nO(X) = 6nX → nX = 0,016 mol → MX = 13,728 : 0,016 = 858 (g/mol)
X có số C = nCO2 : nX = 55 và số H = 2nH2O : nX = 102 → X là C55H102O6
→ X cộng tối đa với 2H2 → no
X + 0,096 mol H2 → Y → nX = 0,048 mol → mX =41,184 gam→mY = 41,184 + 0,096.2 =41,376 gam và nY =nX =0,048 mol
Y + 3NaOH → a gam muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3nY = 0,048.3 =0,144 mol và nC3H5(OH)3 = 0,048 mol
→ BTKL : mmuối = mY + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 41,376 + 0,144.40 – 0,048.92 =
Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Giải
Gọi số mol: nFe = a mol ; nFeO = b mol ; nFe2o3 = c mol
Phần 1 : Fe trong hỗn hợp x là a mol
FeO + H2 → Fe + H2O
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
nFe = a + b + 2c = 3,92/56 = 0,07 (mol) (1)
Phần 2 : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
FeO,Fe2O3 → FeO,Fe2O3 (mol)
mchất rắn = 64a + 72b + 160c = 4,96 gam (2)
Khối lượng mỗi phần m = 14,16/3 = 4,72 = 56a + 72b + 160c (3)
Từ (1), (2) và (3) => a = 0,03 ; b = 0,02 ; c = 0,01
Phần 3 : Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2 FeCl3 + 3H2O
ncl- = 0,03.2 + 0,02.2 + 0,02.3 = 0,16 (mol)
nfe2+ = 0,03 + 0,02 = 0,05 (mol)
Cl- + Ag+ → AgCl ↓
Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+
→ m = 0,16.143,5 + 0,05.108 = 28,36 (gam)
Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Dùng kim loại bari để phân biệt các dung dịch muối : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4.
Lấy mỗi dung dịch một ít (khoảng 2-3 ml) vào từng ống nghiệm riêng. Thêm vào mỗi ống một mẩu nhỏ kim loại. Đầu tiên kim loại bari phản ứng với nước tạo thành Ba(OH)2, rồi Ba(OH)2 phản ứng với dung dịch muối.
- Ở ống nghiệm nào có khí mùi khai (NH3) thoát ra, ống nghiệm đó đựng dung dịch NH4NO3 :
- Ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch K2SO4 :
- Ở ống nghiệm nào vừa có khí mùi khai (NH3) thoát ra, vừa có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch (NH4)2S04 :
Các ứng dụng của natri là gì?
- Natri là thành phần quan trọng trong sản xuất este và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này là thành phần của clorua natri (NaCl) (muối ăn) là một chất quan trọng cho sự sống.
Các ứng dụng khác:
• Trong một số hợp kim để cải thiện cấu trúc của chúng.
• Trong xà phòng (trong hợp chất với các axít béo).
• Để làm trơn bề mặt kim loại.
• Để làm tinh khiết kim loại nóng chảy.
• Trong các đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu quả.
• Như là một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.
Cho 0,3g một kim loại tác dụng hết nước cho 168ml khí hidro ( ở đktc). Xác định tên kim loại, biêt rằng kim loại có hóa trị tối đa là III.
Gọi R là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại , có hóa trị n
Phương trình hóa học của phản ứng:
2R g n mol
0,3 g
Theo phương trình hóa học trên, ta có
2R x 0,0075 = 0,3n ----> R=20n
Với: n=1 ---> R=20 không có kim loại nào có nguyên tử khối là 20 (loại)
n=2 ---->R=40 (Ca)
n=3 -----> R= 60 (loại)
Kim loại là Ca
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-bai-3821-trang-55-sbt-hoa-hoc-8-a61304.html#ixzz7VIxPjVT0
Cho các chất bột sau : Al, Mg, Fe, Cu. Trình bày cách phân biệt các chất bột trên mà chỉ dùng không quá hai dung dịch thuốc thử.
– Dùng dd HNO3 (đ,nguội): Cu, Mg phản ứng tạo dd có màu khác nhau; Fe và Al không phản ứng
- Dùng dd NaOH: Al phản ứng còn Fe không phản ứng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet