Câu A. khí này làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím.
Câu B. Phản ứng được với H2S tạo ra S.
Câu C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu D. Được tạo ra khi sục khí O2 vào dung dịch H2S. Đáp án đúng
Chọn đáp án D. A. Đúng. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O→K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 B. Đúng. SO2 + 2H2S→3S↓ +2H2O C. Đúng. SO2 có liên kết CHT phân cực và liên kết cho nhận. D. Sai. Không thể tạo SO2 khi sục khí O2 vào dung dịch H2S.
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong khí oxi thu được ZnO.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính khối lượng ZnO thu được?
a) Phương trình hóa học: 2Zn + O2 --t0--> 2ZnO (1)
b) Số mol Zn tham gia phản ứng là: nZn =0,2 mol
Theo phương trình (1) ta có:
2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 2 mol ZnO
Vậy 0,2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 0,2 mol ZnO
Khối lượng ZnO thu được là: mZnO = nZnO. MZnO = 0,2.(65+16) = 16,2 gam.
Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là gì?
Gọi công thức phân tử là: CxHyOz
Cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất tỉ lệ thể tích bằng với tỉ lệ số mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO (O2) + nO(X)= 2nCO2 + nH2O
⇒ 2.6 + nO(X) = 2. 4 + 5
⇒ nO(X) = 1 mol = nX ⇒ Trong X có 1 nguyên tử oxi
CxHyOz (1) → xCO2 (4) + y/2 H2O (5 mol)
⇒ x = 4 ; y = 10 ⇒ CTPT: C4H10O
Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào
Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất: Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.
Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị của m?
nKOH = (400.10%)/56 = 5/7 (mol)
Gọi số mol P2O5 là x = m/142 (mol) (1)
Bảo toàn nguyên tố P => nH3PO4 = 2nP2O5 = 2x
3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O
3x → 2x → 2x
Dung dịch sau phản ứng gồm KOH dư (5/7 – 6x) mol và K3PO4 2x mol.
=> 3,5m = 56.(5/7-6x) + 2x.212 (2)
Từ (1) và (2) => m = 13, 89
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet