"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Câu A. propyl propionat.
Câu B. metyl propionat.
Câu C. propyl fomat.
Câu D. metyl axetat.
Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư.
a) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc
b) Dẫn khí CO2 thu được ở trên vào lọ đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính khối lượng muối cacbonat thu được.
a) Tính thể tích khí CO2
Phương trình hoá học :
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
Số mol CO2, thu được :
nCO2 = nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol
Thể tích khí CO2 đo ở đktc :
VCO2 = 22,4 X 0,1 = 2,24 (lít),
b) Tính khối lượng muối
Khối lượng NaOH có trong dung dịch :
mNaOH = 40x50/100 = 20(gam) ứng với số mol là
nNaOH = 20/40 = 0,5 mol
Số mol NaOH lớn gấp 5 lần số mol CO2, vậy muối thu được sẽ là Na2CO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Theo phương trình hoá học, ta có :
nNa2CO3 = nCO2 = 0,1 mol
Khối lượng muối cacbonat thu được : mNa2CO3 = 106 x 0,1 = 10,6g
Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối của N = 14 đvC
⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)
Vậy X là nguyên tố silic (Si)
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3
1) 4Na + O2 --t0--> 2Na2O
2) Na2O + H2O → 2NaOH
3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
5) 2NaCl + H2O --dpdd--> 2NaOH + H2 + Cl2
6) NaOH + CO2 → NaHCO3
Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Tìm V?
H2SO4 loãng nên khí thoát ra là H2
nH2SO4 = nH2 = x mol
Bảo toàn khối lượng:
29 + 98x = 86,6 + 2x
=> x = 0,6
=> V = 13,44 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB