Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nguyên nhân amin có tính bazo là


Đáp án:
  • Câu A. Có khả năng nhường proton

  • Câu B. Phản ứng được với dung dịch axit

  • Câu C. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H Đáp án đúng

  • Câu D. Xuất phát từ amoniac

Giải thích:

Nguyên nhân amin có tính bazo là: Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất A có khối lượng mol là 58,5 g/mol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong A là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Tìm A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A có khối lượng mol là 58,5 g/mol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong A là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Tìm A?


Đáp án:

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCl = 35,5 gam ; mNa = 58,5 – 35,5 = 23 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nCl = 1 mol ; nNa = 1 mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là NaCl

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2. Tìm m?


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn electron có:

3.nAl = 8.nN2O + 10.nN2 → nAl = (8.0,1 + 10.0,1):3 = 0,6 mol

→ mAl = 0,6.27 = 16,2 gam.

Xem đáp án và giải thích
Các halogen khác nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các halogen khác nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.


Đáp án:

Các halogen khác nhau về khả năng tham gia phản ứng hóa học.

- Từ F đến I tính oxi hóa giảm (tính phi kim giảm dần).

- Giải thích:Vì từ flo đến iot, số lớp electron tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, do đó khả năng thu thêm 1 electron giảm dần, nghĩa là tính oxi hóa giảm dần.

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?


Đáp án:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Ta có: a/2 > a/3 => Fe dư

Chất rắn X chứa:

nFe pư = nFeCl3 = a/3 .nCl2 = (2a)/3 mol ; nFe dư = a - (2a)/3 = a/3 mol

Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

a/3   2a/3 mol

=> Phản ứng hết, dd Y chỉ chứa FeCl2

nFeCl2 = 3. nFe = a mol

nFe2+ = a mol, nCl- = 2a mol

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ +Ag

Cl- + Ag+ → AgCl

=> nAg = nFe2+ = a mol

và nAgCl = nCl- = 2a mol

m↓ = 108a + 143,5. 2a = 79

=> a = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Điều kiện để trong một dung dịch có thể có nhiều loại anion là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều kiện để trong một dung dịch có thể có nhiều loại anion là gì?

 





Đáp án:

Điều kiện là trong dung dịch đó chỉ có mặt các cation không tác dụng với anion và môi trường của dung dịch không phải là môi trường axit.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…