Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

Y: CxH2x-1N3O4 ( 0,05 mol)

⇒ (0,05x).44 + 0,05.(2x - 1),9 = 27,45 ⇒ x =9

⇒ Y là Ala-Ala-Ala ⇒ X là Ala-Ala: 0,1 mol

⇒ nCaCO3 = nCO2= 0,1.6 = 0,6

⇒ m = 0,6.100 = 60 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất. b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất.

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Kim loại mạnh nhất: Cs; Phi kim mạnh nhất: F.

b) Các nguyên tố kim loại phân bố ở khu vực phía, bên trái BTH.

c) Các nguyên tố phi kim phân bố ở khu vực phía, bên phải BTH.

d) Nhóm IA gồm những nguyên tố kim loại điển hình. Nhóm VIIA gồm những nguyên tố phi kim loại điển hình.

e) Các nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm VIIIA.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Từ 3 α-amino axit: glyxin, alanin, valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 α- amino axit ?


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. (2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. (3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin. (4) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ. (5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. (6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn. Số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo Ag
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là :

Đáp án:
  • Câu A. Cu

  • Câu B. Ag

  • Câu C. Fe

  • Câu D. Mg

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

nO2 = 3,976/22,4 = 0,1775 mol, nCO2 = 2,912/22,4 = 0,13 mol

0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl → nNH2 = 0,05 mol

→ hệ số N trong X là 0,05: 0,03 = 5: 3

Có nCO2 = 0,13 mol

→ số C trung bình là 0,13:0,03 = 13:3

X là amino no ở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức)

→ X có dạng C13/3H2.13/3+2+5/3-2aN5/3O2a hay C13/3H37/3-2aN5/3O2a.

→ nH2O = 0,03. (37/6- a)

Bảo toàn nguyên tố O → 0,03.2a + 2.0,1775 = 0,13.2 + 0,03.(37/6 - a) → a = 1

Có nNaOH = nH2O = nCOO + nHCl = 0,03 + 0,05 = 0,08 mol

→ nX = 0,13. 12 + 0,03. (37/3 - 2.1) + 0,05.14 + 0,03. 16. 2 = 3,53 gam

Bảo toàn khối lượng → mmuối = 3,53 + 0,05. 36,5 + 0,08. 40 - 0,08. 18 = 7,115 gam .

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…