Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, các hoá chất cần sử dụng là gì?
Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, các hoá chất cần sử dụng là AgNO3 trong NH3 và dd HCl.
So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.
Điều kiện xảy ra ăn mòn
Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi
Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Cơ chế của sự ăn mòn
Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí oxi thường xảy ra phản ứng:
3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2↑
3Fe + 2O2 Fe3O4
- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe- C) (hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại.
- Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương.
Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử:
2H+ + 2e → H2 ;
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa:
Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O
Bản chất của sự ăn mòn
Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm
Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.
Cho 12,4 gam hỗn hợp Na, K vào nước thu được dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Trung hòa dung dịch A cần V lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là
nH2SO4 = 0,5V; nHCl = V; nH2 = 0,2 mol
BTH: 2.0,5V + V = 0,2.2 => V= 0,2
m muối = mKL + mSO42- + mCl- = 29,1 gam
Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết Phương trình hóa học phản ứng.
Thành phần của thủy tinh là Na2SiO3 (muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu).
Khi nghiền thủy tinh thành bột, rồi cho vào nước, Na2SiO3 bị phân hủy tạo môi trường kiềm. Na2SiO3+2H2O ⇔ 2NaOH + H2SiO3
Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaS04, AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaS04 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.
BaS04 và AgCl là các chất điện li mạnh, vì các phân tử hoà tan của chúng đều phân li ra ion.
Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học
a. saccarozo, glucozo, glixerol
b. saccarozo, mantozo và andehit
c. saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic
a. -Cho các chất thực hiện phản ứng tráng bạc nhận ra glucozo do tạo kết tủa Ag.
CH2OH−(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O
Hai chất còn lại đun nóng với H2SO4 , Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.
- Nhận ra andehit axetic vì tạo kết tủa đỏ gạch
CH3CHO + 2Cu(OH)2 --t0--> CH3COOH + 2H2O + Cu2O (kết tủa)
c.Phân biệt saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic
Cho 4 chất tác dụng với phức bạc amoniac. Chia 4 chất thành 2 nhóm
- Nhóm có phản ứng tráng bạc gồm mantozo và andehit axetic(nhóm 1)
C11H21O10CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> C11H21O11-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> CH3-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)
- Nhóm không có phản ứng tráng bạc gồm saccarozo và glixerol (nhóm 2)
Cho 2 chất thuộc nhóm 1 tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
- Nhận ra mantozo vì nhó hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 (to thường ) → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
- Andehit axetic không có phản ứng trên
Cho hai chất nhóm 2 tác dụng với sữa vôi, nếu tạo thành dung dịch trong suốt thì đó là saccarozo, do tạo thành saccarat canxi tan
- Glixerol không có phản ứng trên
c. Phân biệt saccarozo, mantozo, glixerol và andehit axetic
Cho hai chất nhóm 2 tác dụng với sữa vôi, nếu tạo thành dung dịch trong suốt thì đó là saccarozo, do tạo thành saccarat canxi tan
- Glixerol không có phản ứng trên
Cho Hai chất nhóm 2 đun nóng với H2SO4 , Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.
Saccarozo + H2O --H2SO4, t0--> Glu + Fruc
CH2OH−(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH --t0--> CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3+ H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet