Bài thực hành 9: Chuẩn độ dung dịch
- Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 9: Chuẩn độ dung dịch


Đáp án:

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Rửa sạch và tráng pipet và buret.

- Tập lấy đúng 10ml nước cất bằng pipet vào bình tam giác.

- Lấy đầy nước cất vào buret và thử chuẩn độ theo hướng dẫn của GV.

2. Chuẩn độ dung dịch HCl

- Tiến hành TN:

    + Dùng pipet lấy 25ml dd HCl cho vào bình tam giác, thêm 1 lượng nhỏ phenolphtalein làm chất chỉ thị.

    + Cho dung dịch chuẩn NaOH 0,2M vào đầy buret lấy vạch số 0.

    + Xác định nồng độ mol của dd HCl.

- Xác định điểm tương đương và tính toán:

Thời điểm bắt đầu xuất hiện màu hồng rất nhạt chính là điểm tương đương.

Tại điểm đó lượng NaOH đã phản ứng đo được là 11,5ml.

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CM(HCl) = [VNaOH.CNaOH]/VHCl = 0,092M

Lưu ý: Nồng độ dung dịch chuẩn (NaOH) và thể tích các chất được lấy làm thí nghiệm tùy thuộc vào số liệu thực tế làm tại phòng thí nghiệm. Các số liệu trên chỉ là ví dụ để tính toán.

3. Chuẩn độ dung dịch FeSO4 bằng dung dịch chuẩn KMnO4 trong môi trường H2SO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng pipet lấy 10ml dd FeSO4 cho vào bình tam giác, thêm vào bình 10ml dd H2SO4 loãng.

    + Cho dung dịch chuẩn KMnO4 0,02M vào đầy buret.

    + Xác định nồng độ mol của dd FeSO4.

- Xác định điểm tương đương và tính toán:

Điểm tương đương là thời điểm dung dịch bắt đầu xuất hiện màu tím rất nhạt.

Tại điểm đó lượng KMnO4 đã phản ứng đo được là 20,5ml.

5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O

CM(Fe2(SO4)3) = [5VKMnO4.CKMnO4]/VFe2(SO4)3 = 0,205M

Lưu ý: Các số liệu trên chỉ là ví dụ để tính toán, số liệu thực tế tùy thuộc vào nồng độ mỗi hóa chất được lấy tại mỗi phòng thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O (đktc). Tìm y?


Đáp án:

X + NaHCO3 → CO2

H+ + HCO3- → CO2 + H2O

nCO2 = nH+ = 0,7 mol

Ta có: nO(axit) = 2 nH+ = 1,4 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi: nO (axit) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

⇒ 1,4 + 0,4.2 = 0,8.2 + y ⇒ y = 0,6 mol

Xem đáp án và giải thích
Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ O2, thở ra khí CO2. Nguyên liệu xăng, dầu trong quá trình đốt cháy cũng cần O2 và thải CO2. Như vậy lượng O2 phải mất dần, nhưng trong thực tế hang nghìn năm nay, tỉ lệ về thể tích của oxi trong không khí luôn luôn xấp xỉ bằng 20%. Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ O2, thở ra khí CO2. Nguyên liệu xăng, dầu trong quá trình đốt cháy cũng cần O2 và thải CO2. Như vậy lượng O2 phải mất dần, nhưng trong thực tế hang nghìn năm nay, tỉ lệ về thể tích của oxi trong không khí luôn luôn xấp xỉ bằng 20%. Hãy giải thích.

 

Đáp án:

Lượng oxi không mất dần do sự quang hợp của cây xanh đã hấp thụ khí CO2 và tạo ra lượng oxi rất lớn. Do đó tỉ lệ oxi trong khôg khí ( tính theo thể tích) luôn luôn xấp xỉ bằng 20%.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3


Đáp án:

Trích mẫu thử đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím, cho quỳ tím vào 5 ống nghiệm trên

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ thì chất đó là: H2SO4

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu xanh thì chất đó là: NaOH

Mẫu không làm quỳ tím đổi màu: Na2SO4, KCl, NaNO3

Sử dụng dung dịch BaCl2để nhận biết nhóm không lam đổi màu quỳ tím

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4thì dung dịch ban đầu chính là Na2SO4

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

Hai dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là KCl, NaNO3

Tiếp tục sử dụng dung dịch AgNO

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng AgCl thì dung dịch ban đầu chính là KCl

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

Còn không có hiện tượng gì là KCl

Xem đáp án và giải thích
Peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây

Đáp án:
  • Câu A. 6,0.

  • Câu B. 6,5.

  • Câu C. 7,0.

  • Câu D. 7,5.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 9: Chuẩn độ dung dịch
- Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 9: Chuẩn độ dung dịch


Đáp án:

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Rửa sạch và tráng pipet và buret.

- Tập lấy đúng 10ml nước cất bằng pipet vào bình tam giác.

- Lấy đầy nước cất vào buret và thử chuẩn độ theo hướng dẫn của GV.

2. Chuẩn độ dung dịch HCl

- Tiến hành TN:

    + Dùng pipet lấy 25ml dd HCl cho vào bình tam giác, thêm 1 lượng nhỏ phenolphtalein làm chất chỉ thị.

    + Cho dung dịch chuẩn NaOH 0,2M vào đầy buret lấy vạch số 0.

    + Xác định nồng độ mol của dd HCl.

- Xác định điểm tương đương và tính toán:

Thời điểm bắt đầu xuất hiện màu hồng rất nhạt chính là điểm tương đương.

Tại điểm đó lượng NaOH đã phản ứng đo được là 11,5ml.

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CM(HCl) = [VNaOH.CNaOH]/VHCl = 0,092M

Lưu ý: Nồng độ dung dịch chuẩn (NaOH) và thể tích các chất được lấy làm thí nghiệm tùy thuộc vào số liệu thực tế làm tại phòng thí nghiệm. Các số liệu trên chỉ là ví dụ để tính toán.

3. Chuẩn độ dung dịch FeSO4 bằng dung dịch chuẩn KMnO4 trong môi trường H2SO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng pipet lấy 10ml dd FeSO4 cho vào bình tam giác, thêm vào bình 10ml dd H2SO4 loãng.

    + Cho dung dịch chuẩn KMnO4 0,02M vào đầy buret.

    + Xác định nồng độ mol của dd FeSO4.

- Xác định điểm tương đương và tính toán:

Điểm tương đương là thời điểm dung dịch bắt đầu xuất hiện màu tím rất nhạt.

Tại điểm đó lượng KMnO4 đã phản ứng đo được là 20,5ml.

5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O

CM(Fe2(SO4)3) = [5VKMnO4.CKMnO4]/VFe2(SO4)3 = 0,205M

Lưu ý: Các số liệu trên chỉ là ví dụ để tính toán, số liệu thực tế tùy thuộc vào nồng độ mỗi hóa chất được lấy tại mỗi phòng thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…