Hai nguyên tử magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai nguyên tử magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi?


Đáp án:

Khối lượng của 2 nguyên tử Mg: 2.24 = 48đvC

Khối lượng của nguyên tử O là 16 đvC

Tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tử Mg so với nguyên tử O là: 48 : 16 = 3 lần

Vậy 2 nguyên tử magie nặng bằng 3 nguyên tử oxi

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho từng chất C, Fe, BaCl2, Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, AgNO3, HCl, Fe2O3, FeSO4 lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa‒ khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.


Đáp án:

Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

     + Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.

     + Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.

Liên kết ion trong các phân tử:

     + LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s2 2s1

F (Z =9): 1s2 2s2 2p5

Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li+ . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F-, hình thành liên lết giữa Li+ và F-: LiF

     + KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s2 2s2 2p6 3s1

Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K+ . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K+ và Br: KBr

     + CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 32 3p5

Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2 + , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2+ và Cl-:CaCl2.

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH

    - Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.

- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.

    Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    - Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.

    Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.

    AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.

    FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.

    MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este no đơn chức mạch hở cần 0,4 mol oxi thu được 0,32 mol H2O. Mặt khác m gam hỗn hợp X ở trên phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este no đơn chức mạch hở cần 0,4 mol oxi thu được 0,32 mol H2O. Mặt khác m gam hỗn hợp X ở trên phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là


Đáp án:

Este no, đơn chức, mạch hở nên: nCO2 = nH2O = 0,32 mol

Bảo toàn O: 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nNaOH = nX = 0,08 mol

=> V = 80ml

Xem đáp án và giải thích
Este không no mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Hỏi có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este không no mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Hỏi có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?


Đáp án:

Meste = 100

Theo đề bài tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ, nên este X phải chứa gốc ancol đơn chức không no nên X có dạng R(COO-CH=CH-R’)n

- Nếu n = 1 ⇒ R + R’ = 30

   + R là H ⇒ R’ = 29 (C2H5) hoặc ngược lại R = 29(C2H5) và R’ = 1 (H)

    Ta có X là: HCOOCH=CH-C2H5 hoặc HCOOCH= C(CH3)2 hoặc C2H5COOCH=CH2

   + R = 15 (CH3) ⇒ R’ = 15 (CH3) ⇒ X là: CH3COOCH=CH-CH3

- Nếu n =2 ⇒ loại (MX > 100)

⇒ Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…