Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Glucozơ có chức anđehit nên có phản ứng tráng bạc.
Fructozơ không có chức anđehit nhưng trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên cũng cho phản ứng tráng bạc.
Dung dịch glucozơ làm mất màu nước brom :
C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr
Fructozơ không làm mất màu nước brom.
Read more: https://sachbaitap.com/bai-29-trang-12-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a3873.html#ixzz7SrM8b8Wa
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu A. 2,84%.
Câu B. 3,54%.
Câu C. 3,12%.
Câu D. 2,18%.
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:
a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan. []
b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan. []
c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C. []
d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C. []
e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin. []
a) S
b) S
c) S
d) Đ
e) Đ
Cho 8,0 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dung dịch ammoniac (lấy dư) thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit.
Trường hợp 1: Hai anđehit là HCHO và CH3CHO
Ta có:
Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,10g nhôm tạo ra 37,05gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích hỗn hợp A.
nAl = 8,1/27 = 0,3 (mol); nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol).
Đặt số mol O2 và Cl2 cần dùng lần lượt là a mol và b mol
Qúa trình nhường electron:
Al0 - 3e ---> Al3+
0,3 0,9 0,3
Mg0 - 2e ----> Mg2+
0,2 0,4 0,2
Qúa trình nhận electron:
O20 + 4e ---> 2O2-
a 4a 2a
Cl20 + 2e ---> 2Cl-
b 2b 2b
∑ne nhường = (0,9 + 0,4) = 1,3 (mol)
∑ne nhận = (4a + 2b)(mol)
∑ne nhường = ∑e nhận ⇒ 1,3 = 4a + 2b (∗)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mAl + mMg + mO2 + mCl2 = mZ
⇒ mO2 + mCl2 = 32a + 71b = 37,05- ( 8,1 + 4,8) = 24,15 (∗∗)
Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được: {a = 0,2; b = 0,25)
Thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A
%VO2 = %nO2 = (0,2. 100%)/(0,2 + 0,25) = 44,44%;
%VCl2 = %nCl2 = 100% - 44,44% = 55,56%
Thành phần phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp A
%mO2/A = (6,4/24,15). 100% = 26,5%;
%mCl2/A = (17,75/24,15). 100% = 73,5%.
Cho sơ đồ của phản ứng như sau:
Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu
Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.
- Xác định các chỉ số x và y
Ta có Al có hóa trị III; nhóm (SO4) có hóa trị II
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y hay x/y = II/III
Chọn x = 2 thì y = 3.
- Cân bằng phương trình hóa học:
Thay x và y vào sơ đồ được:
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Vế phải có 2 nguyên tử Al để số nguyên tử Al ở hai về bằng nhau thêm 2 vào trước Al
2Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Vế phải có 3 nhóm (SO4) để số nhóm (SO4) ở hai vế bằng nhau thêm 3 vào trước CuSO4.
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Thấy phải thêm tiếp 3 vào trước Cu ở vế trái để số nguyên tử Cu ở hai vế bằng nhau.
Vậy phương trình hóa học là:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB