Nung 81,95gam hỗn hợp KCl, KNO3, và KClO3 (xúc tác thích hợp) đến khi khối lượng không đổi. Sản phẩm khí sinh ra tác dụng với hiđro, thu được 14,4 gam H2O. Sản phẩm rắn sinh ra được hòa tan trong nước rồi xử lí dung dịch này bằng dung dịch AgNO3, sinh ra 100,45gam AgCl kết tủa.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
a)
2KClO3 ---t0---> 2KCl + 3O2 (1)
x x 1,5x
2KNO3 --t0--> 2KNO2 + O2 (2)
y y 0,5y
2H2 + O2 --> 2H2O (3)
0,4 0,8
KCl + AgNO3 ----> AgCl + KNO3 (4)
0,7 0,7
b) Số mol H2O 0,8 mol; số mol AgCl 0,7 mol
Đặt số mol KClO3, KNO3 và KCl lần lượt là x mol, y mol và z mol
=>122,5x + 101y + 74,5z = 81,95 (*)
Từ (1), (2) và (3) => 1,5x + 0,5 y = 0,4 (**)
Từ (4) => nKCl = 0,7 = x + z (***)
Giải hệ (*), (**) và (***) ta được x = y = 0,2; z = 0,5
mKClO3 = 24,5g
mKNO3 = 20,2g
mKCl = 37,25 g
Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng,1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc.
Theo đề bài, ta có: AAg = 107,02.MH = 107,02.1,008 = 107,876 u.
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là metan, etilen và cacbonic. Viết phương trình hóa học minh họa
Câu A. axit axetic
Câu B. metyl fomat
Câu C. Ancol propylic
Câu D. Axit fomic
Tính khối lượng của 12.1023 nguyên tử nhôm?
Số mol nguyên tử có trong 12.1023 nguyên tử nhôm là:
nAl = A/N = 2 mol
Khối lượng của 12.1023 nguyên tử nhôm là:
mAl = n.MAl = 2.27 = 54 gam.
Có những cụm từ sau: Sự cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt. Hãy chọn những cụm từ nào thích hợp để vào những chỗ trống trong các câu sau:
a) …… là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chât ban đầu.
b) …… là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.
c) …. là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
d) …….là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hóa học để minh họa.
a) Phản ứng hóa hợp:
VD: Na2O + H2O → 2NaOH
b) Phản ứng tỏa nhiệt:
VD: C + O2 → CO2 + Q
c) Phản ứng phân hủy:
CaCO3 --t0--> CaO + CO2
d) Sự cháy:
VD: S + O2 → SO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
error code: 525