Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
- Dùng dung dịch CaCl2 : Na2SO3 và Na2CO3 tạo kết tủa; NaHCO3 và NaHSO3 không tạo kết tủa.
- Cho mỗi dung dịch trong từng nhóm vào nước brom: NaHSO3 làm mất màu nước brom, NaHCO3 không; Na2SO3 làm mất màu nước brom, Na2CO3 không.
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng. Hãy viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro. Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
- Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 ↑
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
- Cả 4 phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam
nCO2 = 6,6/44=0,15 mol; nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol
→ nC = 0,15 mol; nH = 0,2.2 = 0,4 mol→ mC = 12.0,15 = 1,8 gam; mH = 0,4.1 = 0,4 gam
→ mC + mH = 1,8 + 0,4 = 2,2 gam < mA
→ Trong A còn có O (vì khi đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O)
→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,2 = 0,8 mol → nO = 0,8/16 = 0,05 mol
→ nC : nH : nO = 0,15 : 0,4 : 0,05 = 3 : 8 :1
→ Công thức đơn giản nhất của A là (C3H8O)n
MA = 60 → 60n = 60 → n = 1
→ CTPT của A là C3H8O
Câu A. CH2=CHCOOCH3
Câu B. CH3COOCH3
Câu C. HCOOCH2CH=CH2
Câu D. CH3COOCH=CH2
Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.
Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là 1(gam), lượng kim loại A tham gia phản ứng là x(mol)
A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)
Theo (1) :
1 mol A (A gam) → 1 mol Pb (207 gam) khối lượng tăng (207-A) gam
⇒ x mol A phản ứng → khối lượng tăng (207-A).x gam
% khối lượng tăng = (207-A).x/1 . 100% = 19% (*)
A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)
Theo (2):
1 mol A (A gam) → 1 mol Cu (64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam
⇒ x mol A phản ứng → khối lượng giảm (A - 64).x gam
% khối lượng giảm = (A - 64).x/1 . 100% = 9,6% (**)
Từ (*) và (**) => [207 - A]/[A - 64] = 19/9,6 => A = 112. Vậy A là Cd.
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất?
Đất là một hệ sinh thái , khi có mặt một số vật chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
Nguyên nhân:
Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng do thủy triều
Nguồn gốc do con người: có thể phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: tác nhân hóa học, tác nhân vật lý.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB