Để pha 100 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?
Khối lượng CuSO4 chứa trong 100 gam dung dịch 5% là:
mct = (100.5)/100 = 5 gam
Khối lượng nước cần lấy là:
mnước = mdung dịch - mchất tan = 100 – 5 = 95 gam
Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric.
a) Tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric.
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên.
a) Khối lượng lưu huỳnh chứa trong 80 tấn quặng:
mS = 80x40/100 = 32 tấn
Điều chế H2SO4 theo sơ đồ sau
S → SO2 → SO3 → H2SO4
Ta thấy: Cứ 32g S thì sản xuất được 98g H2SO4
⇒ mH2SO4 = 32x98/32 = 98 tấn
Hiệu ứng phản ứng: H = 73,5/98 x 100 = 75%
b) Khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được :
100 tấn dung dịch có 50 tấn H2SO4
x tấn ← 73,5 tấn
x = 73,5x100/50 = 147 tấn
Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hộ giữa V1 và V2.
Do Fe dư nên cả hai trường hợp muối đều phản ứng hết.
Thí nghiệm 1: khối lượng rắn thu được là:
m1 = m+ (64-56).V1(gam)
Thí nghiệm 2 : khối lượng rắn thu được là:
mà m1= m2 ⟹ V1=V2
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các chương trình hóa học sau:
a) ?Al(OH) 3 → ? + 3H2O;
b) Fe + ?AgNO3 → ? + 2Ag;
c) ?NaOH + ? → Fe(OH) 3 + ?NaCl
a) 2Al(OH) 3 → Al2O3 + 3H2O
b) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3) 2 + 2Ag;
c) 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH) 3 + 3NaCl
Trung hòa 16,60gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch natri hiđroxit thu được 23,20 gam hỗn hợp hai muối.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.
b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.
a) Gọi số mol của axit axetic và axit fomic lần lượt là x và y (mol)
Phương trình hoá học ở dạng phân tử:
Phương trình hoá học ở dạng ion:
CH3COOH + OH- → CH3COO- + H2O
HCOOH + OH- → HCOO- + H2O
b) Theo đề bài ta có hệ phương trình:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nowtron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là gì?
Tính ra X có 35 electron trong nguyên tử.
Cấu hình nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet