Để nhận biết khí ammoniac sinh ra khi định tính nitơ như trình bày trong bài học nên ta dùng cách nào sau đây?
Câu A. Ngửi
Câu B. Dùng Ag2O
Câu C. Dùng giấy quỳ tím tẩm ướt Đáp án đúng
Câu D. Dùng phenolphthalein
Dùng giấy quỳ tím tẩm ướt
Hòa tan hoàn toàn 15,6g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 ( đktc) và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?
Dung dịch X chứa các ion Na+; AlO2-; OH- dư ( có thể có)
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: nAlO2- + nOH- = nNa+ = 0,5
Khi cho HCl vào dung dịch X:
H+ + OH- → H2O (1)
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 (2)
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O (3)
Để kết tủa lớn nhất ⇒ không xảy ra phản ứng (3)
⇒ nH+ = nAlO2- + nOH- = 0,5 mol
⇒ VHCl = 0,5/2 = 0,25 (lít)
Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất của etilen
- Tiến hành:
+ Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt H2SO4 đặc, lắc đều.
+ Đun nóng hỗn hợp
+ Đốt khí sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn
+ Dẫn khí lần lượt vào các dung dịch brom, dung dịch KMnO4
- Hiện tượng:
+ Dung dịch có bọt khí sủi lên
+ Đốt khí sinh ra, cháy và tỏa nhiều nhiệt
+ Khí thoát ra tác dụng với dung dịch brom: làm mất màu dung dịch brom
+ Khí thoát ra tác dung với dung dịch KMnO4: thấy dung dịch nhạt màu dần và có kết tủa màu đen MnO2
b) Tương tự thí nghiệm (a):
+ Dẫn khí thu được vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4
c) + Cho vài mẩu đất đèn vào ống nghiệm chứa 2ml nước.
+ Đốt khí sinh ra
- Hiện tượng, giải thích:
+ Có khí sinh ra là C2H2
PTHH: CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
a) Dẫn khí qua dd AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt.
CH≡CH + 2[Ag(NO3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O
b) Dẫn khí thu được vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 thấy màu tím nhạt dần, xuất hiện kết tủa đen là MnO2.
c) Khi đốt cháy ở đầu ống dẫn thì ngọn lửa có màu sáng chói, xuất hiện muội than
Thí nghiệm 3. Phản ứng của tecpen với nước brom.
- Tiến hành:
a) Cho vài giọt dầu thông vào ống nghiệm chứa 2ml nước brom, lắc kĩ, để yên. Quan sát
b) Nghiền nát quả cà chua chín, lọc lấy nước. Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa 2ml nước cà chua.
- Hiện tượng, giải thích:
a) Dung dịch brom bị mất màu da cam
Dầu thông là Tecpen (C10H16). Brom cộng vào nối đôi của tecpen tạo dẫn xuất đihalogen không màu.
b) Dung dịch chuyển sang màu xanh nhạt
Nước cà chua là thành phần chính của Tecpen C40H56 có nhiều liên kết π liên hợp. Brom cộng vào 1 số nối đôi làm màu thay đổi.
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là bao nhiêu ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)?
nFe = nCu = 0,15 mol
- Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+
→ ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol
- Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6. 4): 3 = 0,8 mol
→ VHNO3 = 0,8 lít
Cho 4 gam hỗn hợp A gồm sắt và 3 oxit sắt trong dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
Giải
Ta có: 4 gam gồm Fe: a mol và O: b mol
X + Cl2 ----> FeCl3 (n = 9,75 : 162,5 = 0,06 mol)
BTNT ta có: nFe = nFeCl3 = 0,06 mol; nO = (4 – 56.0,06):16 = 0,04 mol
BT e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO
=>0,06.3 = 0,04.2 + 3V/22,4
=>V= 0,747 lít
Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là?
Số electron phân bố trên các lớp là: 2/8/3.
Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion hóa tạo thành là 3+ .
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB