Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.


Đáp án:

Thể tích dung dịch HCl dùng cho cả 2 phản ứng bằng nhau, nên có cùng số mol. Kí hiệu X, Y là khối lượng mol nguyên tử của 2 kim loại.

Phương trình hoá học của phản ứng :

2X + 2nHCl → 2XCln + nH2 ↑

nH2 = 0,672 /22,4 = 0,O3 mol

Theo đề bài: 0,06/n x X = 1,95 → X = 32,5n

Kẻ bảng

n 1 2 3
X 32,5 65 97,5

Vậy X là Zn

Y2Om + mHCl → YClm + mH2O

Theo đề bài, ta có:

(2Y + 16m) = 1,6 → Y = 56/3.m

Kẻ bảng

m 1 2 3
Y 56,3 112/3 56

Vậy Y là Fe.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy quan sát hình bên và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn, ít muội than hơn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy quan sát hình bên và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn, ít muội than hơn.


Đáp án:

Trong hợp bóng dài sẽ cháy hơn và ít muội hơn vì lượng không khí được hút vào nhiều hơn nên dầu sẽ được đốt cháy hoàn toàn.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 2 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1:

- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.

2. Thí nghiệm 2:

- Hiện tượng:

• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.

• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.

- Giải thích:

• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.

• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

Xem đáp án và giải thích
Thể tích của 280 g khí Nitơ ở đktc là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích của 280 g khí Nitơ ở đktc là bao nhiêu?


Đáp án:

MN2 = 2.14 =28 g/mol

nN2 =10 mol

Thể tích của 280 g khí Nitơ ở đktc là:

VN2 = nN2. 22,4 = 10.22,4 = 224 lít

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp sắt không bị ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn :


Đáp án:
  • Câu A. Fe-Sn

  • Câu B. Fe-Zn

  • Câu C. Fe-Cu

  • Câu D. Fe-Pb

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tìm x?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tìm x?


Đáp án:

nNO2 = 2nCu = (3,2/64).2 = 0,1 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…