Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có: nO2 = 15,68/22,4 = 0,7 mol; nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol; nNaOH = 0,1.2 = 0,2 mol

Thí nghiệm 1: Đốt cháy X

Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O

→ 13,8 + 0,7.32 = mCO2 + 5,4 → = 30,8 g → nCO2 = 30,8/44 = 0,7 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi:

nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(X) + 2.0,7 = 2.0,7 + 0,3 → nO(X) = 0,3 mol

Gọi công thức của X là

Ta có: x: y: z = 0,7: 0,6: 0,3 = 7: 6: 3

→ Công thức đơn giản nhất của X là C7H6O3

→ Công thức phân tử của X là (C7H6O3)n

Vì X có 5 liên kết π trong phân tử nên k = 5 → 4n + 1 = 5 → n =1

→ Công thức phân tử của X là C7H6O3

Vì X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3

→ Công thức cấu tạo của X là HCOOC6H4OH

Thí nghiệm 2: 6,9 gam X tác dụng với 0,2 mol NaOH: nX = 6,9/138 = 0,05 mol

HCOOC6H4OH (0,05) + 3NaOH (0,2) → HCOONa (0,05) + ONaC6H4ONa (0,05) + 2H2O

→ Chất rắn gồm: HCOONa: 0,05 mol; NaOC6H4ONa: 0,05 mol và NaOH: 0,2 – 0,05.3 = 0,05 mol

→ mrắn = 0,05.68 + 154.0,05 + 40.0,05 = 13,1 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

Đáp án:
  • Câu A. (CuOH)2.CuCO3

  • Câu B. CuCO3.

  • Câu C. Cu2O.

  • Câu D. CuO.

Xem đáp án và giải thích
Acid carboxylic ancol este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M, oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

Đáp án:
  • Câu A. CH2=CHCOOH và C2H5OH.

  • Câu B. CH2=CHCOOH và CH3OH.

  • Câu C. C2H5COOH và CH3OH.

  • Câu D. CH3COOHvàC2H5OH.

Xem đáp án và giải thích
Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo). a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M. b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo).

a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.

b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.


Đáp án:

a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol

⇒ mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.

Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH

⇒ Lượng KOH cần để trung hòa 1 gam chất béo là: 84/14 = 6 mg KOH

Vậy chỉ số axit là 6

b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là :

Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH

Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH

⇒ Số mol KOH cần để trung hòa 10g chất béo là: nKOH = (56.10-3)/56 = 10-3 mol

Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau ⇒ nNaOH = nKOH = 10-3 mol

Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là :

m = 10-3.40 = 0,04 (g)

Xem đáp án và giải thích
Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%. a) Tính thể tích nước cần dung để pha loãng. b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.

a) Tính thể tích nước cần dung để pha loãng.

b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào?


Đáp án:

a) Thể tích nước cần dùng để pha loãng.

Khối lượng của 100ml dung dịch axit 98%

100ml × 1,84 g/ml = 184g

Khối lượng H2SO4 nguyên chất trong 100ml dung dịch trên:  [184.94]/100 = 180,32 g

Khối lượng dung dịch axit 20% có chứa 180,32g H2SO4 nguyên chất: [180,32.100]/32 = 901,6 g

Khối lượng nước cần bổ sung vào 100ml dung dịch H2SO4 98% để có được dung dịch 20%: 901,6g – 184g = 717,6g

Vì D của nước là 1 g/ml nên thể tích nước cần bổ sung là 717,6 ml.

b) Cách tiến hành khi pha loãng

Khi pha loãng lấy 717,6 ml H2O vào ống đong hình trụ có thể tích khoảng 2 lít. Sau đó cho từ từ 100ml H2SO4 98% vào lượng nước trên, đổ axit chảy theo một đũa thủy tinh, sau khi đổ vài giọt nên dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ đều. Không được đổ nước vào axit 98%, axit sẽ bắn vào da, mắt..và gây bỏng rất nặng

 

Xem đáp án và giải thích
Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 g kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 g kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm.


Đáp án:

CT muối clorua của KL kiềm là MCl

2MCl -dpnc→ 2M + Cl2

Khí ở anot là Cl2. Số mol Cl2: nCl2 = 0,04 mol

Số mol M là: nM = 0,04. 2 = 0,08 (mol)

M = 3,12/0,08 = 39

→ M là K

Công thức muối KCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…