Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion nào
Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion Cd2+
Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:
a) Hiđro sunfua.
b) Lưu huỳnh đioxit.
Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua.
- Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.
- Tính khử mạnh :
2H2S + O2 → 2S ↓ + 2H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
- Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
* SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3 là axit yếu
SO2 + H2O → H2SO3
* SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
- Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
SO2 + 2H2S → 3S ↓ + 2H2O.
Chất chỉ thị axit - bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Chất chỉ thị axit - bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch
Màu của quỳ tím trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH ≤ 6 | 6 < pH < 8 | pH ≥ 8 |
Quỳ | Đỏ | Tím | Xanh |
Màu của phenolphtalien trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH < 8,3 | 8,3 ≤ pH ≤ 10 |
Phenolphtalien | Không màu | Hồng |
Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có giống với độ rượu hay không ?
Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,…Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng. Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia.
Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình lên men, tinh bột đại mạch chuyển hóa thành đường mạch nha (đó là Mantozơ – một đồng phân của đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch biến thành dịch men, sau đó lên men biến thành bia.
Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ còn lại vẫn tồn tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ dinh dưỡng của bia cao hay thấp có liên quan đến lượng đường.
Trong quá trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12o. Do đó bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.
Tiến hành clo hoá poli (vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?
Gọi n là số mắt xích PVC và x là số phân tử Clo
(C2H3Cl)n + xCl2 → C2nH(3n-x)Cl(n+x) + xHCl
Ta có: ([35,5(n + x)].100) : (62,5n - 34,5x) = 66,18%
Quy đồng rồi biến đổi PT trên ta tìm được:
n = 2,16x
Đề bài hỏi là "Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử clo”
x = 1 (số phân tử clo)
=> n = 2,16 ≈ 2.
Câu A. Etylmetylamin.
Câu B. Metyletanamin
Câu C. N-metyletylamin
Câu D. Metyletylamin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet