Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là
Giải
Ta có: nFe = 3,64 : 56 = 0,065 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O
Ta có mO = mX – mFe = 4,6 – 3,64 = 0,96 gam
=>nO = 0,96 : 16 = 0,06 mol
Khi cho X tan trong HNO3 ta có Fe2+ ; Fe3+
Gọi số mol của Fe2+: a mol; Fe3+: b mol
Ta có: a + b = 0,065 mol (1)
Ta có: nNO = 0,02 mol
BT e : ta có 2a + 3b = 2nO + 3nNO
=>2a + 3b = 2.0,06 + 3.0,02 = 0,18 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,015 mol ; b = 0,05 mol
=>nHNO3 = 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO = 2.0,015 + 0,05.3 + 0,02 = 0,2
=> CM = 0,2 : 0,2 = 1M
Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Hãy giới thiệu phương pháp hóa học đơn giản để có thể loại được tạp chất. Giải thích việc làm viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Cho một thanh sắt sạch vào dung dịch có phản ứng
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Toàn bộ Cu thoát ra bám trên bề mặt thanh sắt, lấy thanh sắt ra ta còn lại dung dịch chỉ có FeSO4
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Cu2+→ Fe2++ Cu
Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.
a) Khi hoà tan hợp kim gồm 3 kim loại Fe, Cu và Al trong dung dịch HCl dư thì Cu không tác dụng, khối lượng 1,86 gam là khối ỉượng Cu. Gọi số mol Fe là x mol, Al là y mol.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
nFe = x mol
nAl = y mol
nH2 = 3,024/22,4 = 0,135
Ta có hệ phương trình
56x + 27y = 6 - 1,86 = 4,14
x + 3/2y = 0,135
=> x = 0,045; y = 0,06
mFe = 0,045 x 56 = 2,52g; mAl = 0,06 x 27 = 1,62g
Từ đó ta tính được thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.
Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?
Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Bị nhiệt phân huỷ?
b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?
a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2
b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 chất rắn. Tìm m2
nH2 = 6,67/22,4 = 0,3 mol
Đốt với hợp chất hữu cơ chứa C, H và O ( nếu có) thì khi đốt cháy ta có:
nCO2 - nH2O = (k-1).nHCHC → k = 5 = 3πC=O + 2πC=C
Mặt khác: 1πC=C + 1H2 → nX = 1/2 nH2 = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng: m1 = 39 – mH2 = 39 - 0,3.2 = 38,4 g
Dễ thấy NaOH dư → nglixerol = nX = 0,15 mol
→ m2 = m1 + mNaOH – mglixerol = 38,4 + 0,7.40 – 0,15.92 = 52,6 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet