Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây? Trong nguyên tử hiđro electron thường được tìm thấy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây?

Trong nguyên tử hiđro electron thường được tìm thấy


Đáp án:
  • Câu A. trong hạt nhân nguyên tử.

  • Câu B. bên ngoài hạt nhân, song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton. Đáp án đúng

  • Câu C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân, vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó.

  • Câu D. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân, vì electron luôn được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.

Giải thích:

Trong nguyên tử hiđro electron thường được tìm thấy  bên ngoài hạt nhân, song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?



Đáp án:

Vì glucozo và fructozo đều có CTPT: C6H12O6

→ tổng số mol hỗn hợp là n = mol

0,2 mol                              0,4mol

 m Ag = 0,4.108 = 43,2 g.




Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Tìm M?


Đáp án:

nH2SO4 = 0,4 mol;

Dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất là MSO4 ⇒ nMSO4 = 0,4 mol

1,12l khí là CO2; nCO2 = 0,05 mol

mdd sau pư = mX + mdd H2SO4 – mkhí = 24 + 100 – 0,05.44 = 121,8g

mMSO4 = 48 ⇒ M = 24 ⇒ M là Mg

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 15,8g kali pemanganat(thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 15,8g kali pemanganat(thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.


Đáp án:

   Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mO2 = 15,8 – 12,6 = 3,2(g)

   Hiệu suất của phản ứng phân hủy: H = 2,8/3,2 x 100 = 87,5%

Xem đáp án và giải thích
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân 


Đáp án:

ne = (I.t)/F = 0,2 mol

nCl- = nNaCl = 0,12 mol

2Cl- → Cl2 + 2e

0,12       0,06    0,12

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

             0,02       0,08

→ n khí tổng = 0,08 mol

→ V = 1,792 lít

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới phản ứng kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)3.

  • Câu B. Fe(NO3)2.

  • Câu C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

  • Câu D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…