Crom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt l

Đáp án:
  • Câu A. Màu vàng và màu da cam

  • Câu B. Màu vàng và màu nâu đỏ

  • Câu C. Màu da cam và màu vàng Đáp án đúng

  • Câu D. Màu nâu đỏ và màu vàng.

Giải thích:

Đáp án C. K2Cr2O7 khi tan trong nước tạo thành dung dịch K2Cr2O7 màu da cam. - Khi thêm NaOH: K2Cr2O7 + 2KOH --> H2O + 2K2CrO4 (dung dịch màu vàng).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng bài tập đếm số phát biểu đúng về lý thuyết tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2. Số phát biểu đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các chất: Fe3O4, H2O, Cl2, F2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, CO2, Fe(NO3)3, HCl. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 9

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của hidro
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lý và hóa học của hidro


Đáp án:

1. Tính chất vật lí:

Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.

2. Tính chất hóa học:

a) Tác dụng với oxi

Hiđro cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước

b) Tác dụng với một số oxit kim loại

- Hiđro có tính khử, khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao

Xem đáp án và giải thích
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.

Tìm tỉ lệ a:b


Đáp án:

Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa

⇒ 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2

⇒ nOH- = nH+ = 0,1 (mol) ⇒ nBa(OH)2 = 1/2 nOH- = 0,05 (mol) = a

Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0,7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)

⇒ Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH)3 đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol

Áp dung công thức ta có:

nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-

⇒ 0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1

⇒ b = 0,15 (mol)

Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3.

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…