Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hidro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hidro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là gì?


Đáp án:

Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất của R là R2O5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử M là 1s22s22p63s23p63d74s2

Số hiệu nguyên tử của M là 27.

Xem đáp án và giải thích
Chọn câu đúng trong các câu sau: a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom. b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom. c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chọn câu đúng trong các câu sau:

a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.

b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.

c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.


Đáp án:

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm

   + Ống 1: chứa 3ml dd HCl 18%

Ống 2: chứa 3ml dd HCl 6%

   + Cho đồng thời viên kẽm có kích thước giống nhau vào 2 ống nghiệm.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Viên kẽm trong ống 1 tan nhanh hơn, khi thoát ra mạnh hơn so với ống 2.

- Giải thích: Do nồng độ axit trong ống 1 lớn hơn trong ống 2 nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh hơn ống 2.

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia phản ứng.

2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

- Tiến hành TN:

   + Lấy 2 ống nghiệm mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%

   + Đun nóng ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên

   + Cho đồng thời 1 hạt Zn có cùng kích thước vào 2 ống nghiệm

- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.

- Giải thích: Do ống 1 được đun nóng, nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh và mạnh hơn

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ

3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%

   + Chuẩn bị 2 mẫu Zn có khối lượng bằng nhau. Trong đó mẫu 1 đem nghiền nhỏ.

   + Bỏ mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn vào ống 1, mẫu Zn còn lại bỏ vào mẫu 2.

- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.

- Giải thích: Do ống 1 kích thước hạt nhỏ hơn nên diện tích tiếp xúc với axit nhiều hơn do đó phản ứng xảy ra nhanh và mạnh hơn

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

- Kết luận: Khi tăng diện tích tiếp xúc các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học

- Tiến hành TN: Chuẩn bị dụng cụ như hình 7.5

+ Nạp đầy NO2 vào cả 2 ống (a), (b) cho đều nhau.

   + Đóng khóa K lại

   + Ống (a) ngâm trong nước đá, ống (b) ngâm trong nước nóng 80-90oC

   + Nhấc 2 ống ra, so sánh màu 2 ống.

- Hiện tượng: Ống (a) màu nhạt hơn ống (b)

- Giải thích: Khi làm lạnh ống (a), các phân tử NO2 (màu nâu đỏ) trong ống đã phản ứng tạo ra N2O4 (không màu).

PTHH: 2NO2 (k)     ⇆     N2O4(k)       ΔH = -58kJ

      Màu nâu đỏ               không màu

- Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng thu nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.

Xem đáp án và giải thích
Xác định công thức cấu tạo của amin dựa vào phản ứng đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất A (thuộc dãy đồng đẳng của anilin) thu được 4,62g CO2, a gam H2O và 168 cm3 N2 (dktc). Xác định số công thức cấu tạo thỏa mãn A?


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Rượu 40° là dung dịch ancol etylic trong nước, trong đó ancol etylic chiếm 40% về thể tích. Người ta dùng một loại nguyên liệu chứa 50% glucozơ để lên men thành rượu với hiệu suất 80%. Để thu được 2,3 lít rượu 40° cần dùng bao nhiêu kilogam nguyên liệu nói trên ? Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Rượu 40° là dung dịch ancol etylic trong nước, trong đó ancol etylic chiếm 40% về thể tích. Người ta dùng một loại nguyên liệu chứa 50% glucozơ để lên men thành rượu với hiệu suất 80%. Để thu được 2,3 lít rượu 40° cần dùng bao nhiêu kilogam nguyên liệu nói trên ? Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml



Đáp án:

Khối lựợng ancol etylic trong 2,3 lít (2300 ml) rượu 40° là:  (
Khối lượng nguyên liệu: (180.736.100.100) : (92.80.50) = 3600g

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…