Có những cụm từ sau: Sự cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt. Hãy chọn những cụm từ nào thích hợp để vào những chỗ trống trong các câu sau:
a) …… là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chât ban đầu.
b) …… là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.
c) …. là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
d) …….là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hóa học để minh họa.
a) Phản ứng hóa hợp:
VD: Na2O + H2O → 2NaOH
b) Phản ứng tỏa nhiệt:
VD: C + O2 → CO2 + Q
c) Phản ứng phân hủy:
CaCO3 --t0--> CaO + CO2
d) Sự cháy:
VD: S + O2 → SO2
Điền Đ (đúng) hoặc S ( sai) vào ô vuông bên cạnh các câu sau :
a) Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
b) Anđehit là hợp chất lưỡng tính.
c) Khi tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I.
d) Axit axetic tác dụng được với dung dịch bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
e) Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton.
f) Trong công nghiệp, axeton được tổng hợp từ cumen.
a) Đ
b) S
c) Đ
d) Đ
e) Đ
f) Đ
Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Có các phát biểu:
(1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức;
(2) Chất Y tan vô hạn trong nước;
(3) Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken;
(4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng;
(5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh.
Số phát biểu đúng là
X là HCOOCH3 Þ Y là HCOOH và Z là CH3OH
(3) Sai, Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken.
(5) Sai, X không hòa tan được Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là 3.
Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau:
a. Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
b. Anđehit cộng hidro tạo thành ancol bậc một.
c. Anđehit tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong ammoniac sinh ra bạc kim loại.
d. Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát CnH2nO.
e. Khi tác dụng với hidro, xeton bị khử thành ancol bậc II.
a. S vì andehit có cả tính khử và tính oxi hóa
b. Đ vì RCHO + H2 → RCH2OH
c. Đ vì RCH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
d. Đ vì CTTQ của anđ no đơn chứa mạch hở: CnH2nO
e. Đ vì R1-CO-R2 + H2 → R1-CH(OH)-R2
Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.
Oxit axit:
SO2 : Lưu huỳnh đioxit
P2O5 : Điphotpho pentaoxit
N2O5 : Đinitơ pentaoxit.
CO2 : Cacbon đioxit.
Oxit bazơ :
K2O: Kali oxit
MgO: Magie oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
a) Axit sunfuric đặc dùng làm khô khí ẩm, hãy lấy một ví dụ. Có một số khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy lấy một ví dụ và cho biết vì sao.
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than, được gọi là sự hóa than. Lấy ví dụ về sự hóa than của glucozơ và saccarozơ. Viết sơ đồ phản ứng.
c) Sự làm khô là sự hóa than nói trên khác nhàu như thế nào?
a) Axit sunfuric đặc làm khô khí CO2 nhưng không làm khô được khí H2S vì có phản ứng: H2S + H2SO4 -> SO2 + S + 2H2O.
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều chất hữu cơ thành than:
C6H12O6 -> 6C + 6H2O (glucozơ)
C12H22O11 -> 12C+ 11H2O (saccarozơ)
c) Sự làm khô: Chất không thay đổi.
Sự hóa than: Chất biến thành chất khác trong đó có cacbon.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet