Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt kali đicromat thấy xuất hiện kết tủa màu vàng

⇒ Dung dịch có Ba2+

2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4 + 2H+

Lấy một lượng dung dịch khác nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào, đặt trên miệng ống nghiệm một miếng giấy quỳ tím ẩm rồi quan sát có mùi khai, làm xanh quỳ tím.

⇒ Dung dịch có NH4+

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu xanh và tan dần, khi nhỏ thêm NaOH

⇒ Dung dịch có Cr3+

Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓ xanh

Cr(OH)3 + OH- → [Cr(OH)4]

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là


Đáp án:

Dung dịch X chứa Ca2+ ; Na + ; AlO2- (có thể có OH-).

Chất rắn Y là MgO; có thể có Al2O3 dư

X + CO2 dư → Ca(HCO3)2; NaHCO3 và kết tủa là Al(OH)3

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.


Đáp án:

Tính chất vật lý

- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.

- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amoniac, hiđro clorua…).

Tính chất hóa học

Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.

a) Tác dụng với kim loại

Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.

Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) Tác dụng với oxit bazơ

Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.

Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit.

Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Xem đáp án và giải thích
Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (aminopectin), ppli(vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tửu polime đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (aminopectin), ppli(vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tửu polime đó.


Đáp án:

Phân tử polime có cấu tạo mạch thằng: polietilen, poli(vinyl clorua), xenlulozơ, phân tử polime có cấu tạo mạch nhánh: tinh bột (aminopectin).

Xem đáp án và giải thích
Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxit là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?


Đáp án:

   Gọi công thức hóa học của photpho: PxOy

   %O = 100% – 43,66% = 56,34%

   MPxOy= 31x + 16y = 142 (đvC)

   Tỉ lệ khối lượng: 31x/142 = 43,66/100 => x= 2

16y/142 = 56,34/100 => y =5

 Vậy công thức hóa học của oxit photpho là P2O5.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn?


Đáp án:

Khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn do trong xà phòng chứa NaOH, NaOH tan trong nước toả nhiệt, dung dịch NaOH có tính nhờn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…