Có 5 lọ chứa hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01 M): Fe2+, Cu, Ag+, Al3+, Fe3+ .Chỉ dùng các ống nghiệm và một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Có 5 lọ chứa hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01 M): Fe2+, Cu, Ag+, Al3+, Fe3+ .Chỉ dùng các ống nghiệm và một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?


Đáp án:
  • Câu A. 5 Đáp án đúng

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Giải thích:

Nhỏ từ từ dd KOH vào các mẫu thử cho đến dư đồng thời đun nhẹ

- Mẫu tạo kết tửa trắng xanh là Fe2+

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

- Mẫu tạo kết tủa xanh là Cu2+

Cu2+ + OH- → Cu(OH)2

- Mẫu tạo kết tủa đỏ nâu là Fe3+

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

- Mẫu tạo kết tủa và kết tủa tan là Al3+

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4-

- Mẫu tạo kết tủa màu nâu đen là Ag+

2Ag+ + 2OH- → Ag2O + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ 6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2 Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ

6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2

Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?


Đáp án:

1 phút 1 cây xanh hấp thụ được 0,2.10000 = 2000 (J)

nGlucose cần tạo ra = 0,2 (mol) ⇒ cần năng lượng = 0,2 × 2813 = 562,6 ( kJ)

⇒ thời gian cần thiết = 562,6 × 1000: 2000 = 281,3 (phút) = 4 giờ 41 phút

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2. Tìm m?


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn electron có:

3.nAl = 8.nN2O + 10.nN2 → nAl = (8.0,1 + 10.0,1):3 = 0,6 mol

→ mAl = 0,6.27 = 16,2 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,62 gam nhôm vào một dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,62 gam. Cô cạn dung dịch này thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 1,62 gam nhôm vào một dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,62 gam. Cô cạn dung dịch này thu được m gam muối khan. Giá trị của m là gì?


Đáp án:

Thêm 11,63 gam nhôm vào dung dịch HNO3 thấy khối lượng dung dịch tăng 1,62 gam

Suy ra phản ứng tạo muối NH4NO3

Các muối trong dung dịch gồm Al(NO3)3 ( 0,06 mol); NH4NO3 (0,0225 mol)

m = 14,58 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về kim loại kiềm và kiềm thổ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là sai


Đáp án:
  • Câu A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

  • Câu B. Ở cùng một chu kỳ, bán kính kim loại kiềm lớn hơn bán kinh kim loại kiềm thổ.

  • Câu C. KAl(SO4)2.12H2O, NaAl(SO4)2.12H2O và (NH4)Al(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.

  • Câu D. Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường.

Xem đáp án và giải thích
Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử. a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn. b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.

a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.

b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn

c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?


Đáp án:

a. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot bị ăn mòn là sắt, catot là cacbon

Tại anot Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+→ Fe3+ + e

Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2

Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2, Fe (OH)3 →Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

b. Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:

- Kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì kẽm bị ăn mòn trước

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn sẳt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì sắt bị ăn mòn trước.

c. Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì các hợp chất của thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người như hợp chất của kẽm. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…