Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%. a) Tính thể tích nước cần dung để pha loãng. b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.

a) Tính thể tích nước cần dung để pha loãng.

b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào?


Đáp án:

a) Thể tích nước cần dùng để pha loãng.

Khối lượng của 100ml dung dịch axit 98%

100ml × 1,84 g/ml = 184g

Khối lượng H2SO4 nguyên chất trong 100ml dung dịch trên:  [184.94]/100 = 180,32 g

Khối lượng dung dịch axit 20% có chứa 180,32g H2SO4 nguyên chất: [180,32.100]/32 = 901,6 g

Khối lượng nước cần bổ sung vào 100ml dung dịch H2SO4 98% để có được dung dịch 20%: 901,6g – 184g = 717,6g

Vì D của nước là 1 g/ml nên thể tích nước cần bổ sung là 717,6 ml.

b) Cách tiến hành khi pha loãng

Khi pha loãng lấy 717,6 ml H2O vào ống đong hình trụ có thể tích khoảng 2 lít. Sau đó cho từ từ 100ml H2SO4 98% vào lượng nước trên, đổ axit chảy theo một đũa thủy tinh, sau khi đổ vài giọt nên dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ đều. Không được đổ nước vào axit 98%, axit sẽ bắn vào da, mắt..và gây bỏng rất nặng

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước: A. đều tăng. B. đều giảm. C. phần lớn là tăng. D. phần lớn là giảm. E. không tăng cũng không giảm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. phần lớn là tăng.

D. phần lớn là giảm.

E. không tăng cũng không giảm.


Đáp án:

Đáp án C đúng.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 kim loại riêng biệt là Na, Ca, Cu, Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 kim loại riêng biệt là Na, Ca, Cu, Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.



Đáp án:

Dùng H2O để phân thành 2 nhóm kim loại : Nhóm (1) gồm Na và Ca, nhóm (2) gồm Cu và Al. Sản phẩm là các dung dịch NaOH và Ca(OH)2.

Dùng CO2 nhận biết dung dịch Ca(OH)2, suy ra chất ban đầu là Ca. Kim loại còn lại ở nhóm (1) là Na.

Kim loại nào ở nhóm (2) tác dụng với dung dịch NaOH tạo bọt khí, kim loại đó là Al. Kim loại còn lại ở nhóm (2) là Cu.




Xem đáp án và giải thích
Cặp chất không phản ứng trực tiếp với nhau
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau: (1) H2S, (2) Cl2, (3) SO2, (4) O2. Trong điều kiện thích hợp, cặp chất nào sau đây không phản ứng trực tiếp với nhau?

Đáp án:
  • Câu A. 2 và 4

  • Câu B. 2 và 4

  • Câu C. 1 và 3

  • Câu D. 1 và 2

Xem đáp án và giải thích
Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.


Đáp án:

Cr(II) có tính khử mạnh:

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?


Đáp án:

(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở.

(NH4)2CO3  => NH3 + CO2  + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…