Chọn công thức của apatit:
Câu A. Ca3(PO4)2
Câu B. Ca(PO3)2
Câu C. 3Ca3(PO4)2CaF2 Đáp án đúng
Câu D. CaP2O7
3Ca3(PO4)2CaF2
Câu A. Hg
Câu B. Li
Câu C. W
Câu D. Pb
Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mc = 54,54% ; %mH = 9,09% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là gì?
Gọi công thức phân tử là: CxHyOz
x : y : z = %mC/12 : %mH/1 : %mO/16 = 4,545 : 9,09 : 2,3 = 2 : 4 : 1
⇒ CTĐG nhất: (C2H4O)n
MX = 88 ⇒ n = 2 ⇒ CTPT X: C4H8O2
Để nhận biết khí ammoniac sinh ra khi định tính nitơ như trình bày trong bài học nên ta dùng cách nào sau đây?
Câu A. Ngửi
Câu B. Dùng Ag2O
Câu C. Dùng giấy quỳ tím tẩm ướt
Câu D. Dùng phenolphthalein
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây :
a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2
b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Tách hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? Phân biệt các khái niệm : oligopeptit, polipeptit, poliamit.
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
- Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit.
- Trong 1 pentapeptit có 4 liên kết peptit.
- Phân biệt: oligopeptit, polipeptit, poliamit
+ Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,… đecapeptit.
+ Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.
+ Poliamit là các polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm chức amit trong phân tử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB