Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) K + O2 → K2O b) Al + O2 → Al2O3 Lập phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) K + O2 → K2O

b) Al + O2 → Al2O3

Lập phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Đặt hệ số 2 trước K2O, được:

K + O2 → 2K2O

Bên trái cần thêm 4 vào K.

Vậy phương trình hóa học là:

4K + O2 → 2K2O.

b) Đặt hệ số 2 trước Al2O3, được:

Al + O2 → 2Al2O3

Bên trái cần thêm 4 vào Al, 3 vào O2.

Vậy phương trình hóa học là:

4Al + 3O2 → 2Al2O3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

HỢP CHẤT CỦA SẮT
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của V.

Đáp án:
  • Câu A. 3,36 (lít).

  • Câu B. 8,4 (lít).

  • Câu C. 5,6 (lít).

  • Câu D. 2,8 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?


Đáp án:

CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (1)

Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)

Ta có: nNO = 0,2 mol.

Theo (2): nCu = 3/2nNO= 0,3; nHNO3= 8/3nNO= 0,8 (mol).

Theo (3): nCuO= 1/2nHNO3= 1/2(1−0,8) = 0,1

=> nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)

Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

  • Câu B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh, xoắn vào nhau tạo thành sợi xenlulozơ.

  • Câu C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

  • Câu D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Xem đáp án và giải thích
Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,6 gam mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn thu được. Hãy tính % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng MFeCO3 =116 g/mol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,6 gam mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn thu được. Hãy tính % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng MFeCO3 =116 g/mol.


Đáp án:

nKMnO4 = 6,3.10-4 (mol)

Phản ứng chuẩn độ:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

nFeSO4 = 5.nKMnO4 = 3,15.10-3 mol = nFe2+ = nFeCO3

⇒ mFeCO3 = 3,15.10-3.116 = 0,3654 (gam)

%(m)FeCO3 = (0,3654/0,6).100% = 60,9%

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng Cu(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Đáp án:
  • Câu A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic

  • Câu B. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

  • Câu C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ

  • Câu D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…