Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Phương trình hóa học:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Có: nMg = 0,01 mol và nFe = 0,02 mol
Theo (1) và (2), nếu Mg và Fe phản ứng hết thì thu được 0,03 mol Cu.
Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là:
0,03 .64 = 1,92 (gam)
Thực tế chỉ thu được 1,88 gam kim loại. Chứng tỏ kim loại đã cho không phản ứng hết.
Mg có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng trước.
Lượng Cu sinh ra ở (1) là 0,01 mol tương ứng với khối lượng 0,64 (gam)
Khối lượng Fe dư và Cu sinh ra ở (2) là: 1,88 – 0,64 = 1,24 (gam)
Đặt khối lượng Fe tham gia ở (2) là x, khối lượng sắt dư là (1,12 – 56x) và khối lượng Cu sinh ra ở (2) là 64x.
Ta có: (1,12 - 56x) + 64x = 1,24 ⇒ x = 0,015
Lượng CuSO4 trong 250 ml dung dịch đã phản ứng hết:
0,015 + 0,01 = 0,025(mol)
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là: 0,025/0,25 = 0,1mol/lít
Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M
M + H2O -> MOH + 0,5H2
nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol
=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol
Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)
Theo sơ đồ đường chéo:
Na 23 8
31
K 39 8
nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol
%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%
⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%
b) Phản ứng trung hòa
MOH + HCl → MCl + H2O
nHCl = nMOH = 0,1 mol
⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml
Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
Cho A gam hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với clo (đun nóng) thu được 18,9375 gam hỗn hợp sản phẩm. Hòa tan sản phẩm vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 12,925 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
2Fe + 3Cl →t o 2FeCl3
a a
Cu + Cl2 →t o CuCl2
b b
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
a a
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
b b
mmuối = 162,5a + 135b = 18,9375 gam
mtủa = 107a + 98b = 12,925 gam
→ a = 0,75 mol; b= 0,05 mol
Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là:
mFe = 56.0,75 = 4,2 gam
mCu = 64.0,05 = 3,2 gam
Bột đồng có lẫn tạp chất là bột thiếc, kẽm, chì. Hãy nêu phương pháp hoá học đơn giản để loại bỏ tạp chất. Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Cho bột đồng lẫn tạp chất bột thiếc, kẽm, chì hòa tan vào dung dịch CuSO4 thì các tạp chất đều bị hòa tan còn lại bột đồng. Lọc tách ta được đồng nguyên chất
Các phản ứng xảy ra:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Zn + Cu2+ → Zn 2+ + Cu
Sn + CuSO4 → SnSO4 + Cu
Sn + Cu2+ → Sn2+ + Cu
Pb + CuSO4 → PbSO4 +Cu
Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu.
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó đã chứng tỏ trong không khí đã có khí nào ?
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó đã chứng tỏ trong không khí đã có khí H2S.
Kết tủa đen chứng tỏ trong không khí chứa H2S.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet