Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu? Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau: CuO + H2  --t0-->  Cu + H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?

Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau:

CuO + H2  --t0-->  Cu + H2O


Đáp án:

Gọi a là số mol CuO phản ứng:

CuO + H--t0--> Cu + H2O

a           a               a          a  mol

Ta có nCuO bđ = 20 : 80 = 0,25 mol

→ nCuO dư = 0,25 – a mol

Theo đề bài, ta có:

mchất rắn = mCu + mCuO dư hay 16,8 = 64a + 80.(0,25 – a)

→ a = 0,2 mol; mCuO pư = 0,2.80 = 16 gam.

Vậy hiệu suất phản ứng: H = mtt/mlt .100% =  80%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit và protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit.

  • Câu B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

  • Câu C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit.

  • Câu D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit.

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm a?


Đáp án:

Gọi x, y là số mol của N2 và NO trong hỗn hợp.

Quá trình cho electron

Fe - 3e → Fe3+

0,1    0,3

Cu - 2e → Cu2+

a    2a

Quá trình nhận electron:

2N+5 + 10e → N2

       1,25    0,125

N+5 + 3e → N+2

       0,375     0,125

Ta có: ∑ne cho = ∑ne nhận ⇒ 0,3 + 2a = 1,25 + 0,375

⇒ a = 0,6625 mol

 

Xem đáp án và giải thích
Một loại rượu có khối lượng riêng D = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích sau khi trộn)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại rượu có khối lượng riêng D = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích sau khi trộn)


Đáp án:

Giả sử có 100ml dung dịch rượu có x ml C2H5OH nguyên chất và y ml nước → x + y = 100

Khối lượng của 100 ml dung dịch rượu là 0,8x + y

Khối lượng riêng của dung dịch rượu là → (0,8x + y)/100 = 0,92 → 0,8x + y = 92

Giải hệ ⇒ x = 40 , y = 60

Vậy độ rượu của dung dịch là 40o

Xem đáp án và giải thích
Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.


Đáp án:

Lấy mẫu thử cho từng chất và đánh số thứ tự:

- Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3.

   + Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.

   + Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.

- Cho vào 2 mẫu thử dung dịch HCl sau đó đun nóng tiến hành phản ứng thủy phân, lấy sản phẩm thủy phân đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

- Sản phẩm nào tạo kết tủa trắng thì ban đầu là Saccarozo (Do saccarozo thủy phân ra glucozo và tham gia phản ứng tráng bạc tạo kết tủa Ag)

- Không có hiện tượng thì ban đầu là rượu etylic

Saccarozo --H+--> Glucozo + Fructozo

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…