Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch X và một phần kim loại Cu không tan. Tìm muối trong dung dịch X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch X và một phần kim loại Cu không tan. Tìm muối trong dung dịch X?


Đáp án:

Sau phản ứng có một phần Cu không tan

→ Dung dịch chỉ gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Do: Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho este đơn chức X có tỉ khối so với hiđro bẳng 44 tác đựng vừa đủ với 120 gam NaOH 4% thu được 5,52 gam ancoi Y và m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho este đơn chức X có tỉ khối so với hiđro bẳng 44 tác đựng vừa đủ với 120 gam NaOH 4% thu được 5,52 gam ancoi Y và m gam muối. Giá trị của m là?


Đáp án:

MX= 44.2 = 88;

nNaOH = (120.4)/(40.100) = 0,12 mol

Bảo toàn khối lượng : m = 88. 0,12 + 0,12. 40 – 5,52 = 9,84 gam

Xem đáp án và giải thích
Natri là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Natri là gì?


Đáp án:

- Natri là nguyên tố phổ biến nhất thứ 6 trong vỏ Trái Đất, và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối.

- Kí hiệu: Na

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s1 hay [Ne]3s1

- Số hiệu nguyên tử: 11

- Khối lượng nguyên tử: 23 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: 11

+ Nhóm: IA

+ Chu kì: 3

- Đồng vị: 22Na, 23Na.

- Độ âm điện: 0,93.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có): a. Glucozơ tác dụng với nước brom b. Fructozơ + H2 → (Ni, to) c. Fructozơ + [Ag(NH3)2]OH → d. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH →
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):

a. Glucozơ tác dụng với nước brom

b. Fructozơ + H2 → (Ni, to)

c. Fructozơ + [Ag(NH3)2]OH →

d. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH →


Đáp án:

a. CH2OH-(CHOH)4-CHO + Br2 + H2O → CH2OH–(CHOH)4-COOH + 2HBr

b. Fructozơ tác dụng với H2, xúc tác Ni

CH2OH-(CHOH)4-CHO  + H2 → (Ni, t0) CH2OH–(CHOH)4-CH2OH (Sobitol)

c. Fructozơ không tác dụng với [Ag(NH3)2]OH

d. Glucozơ tác dụng với [Ag(NH3)2]OH

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH → 2Ag + H2+ 3NH3 + CH2OH(CHOH)4COONH4

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết rằng dung dịch X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong dung dịch X là .
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết rằng dung dịch X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong dung dịch X là .


Đáp án:

X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng => X chứa AgNO3 dư

=> X gồm Fe(NO3)3, Zn(NO3)3, AgNO3

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí) Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)

Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?


Đáp án:

Vban đầu = k.[X] 2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)

Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .

⇒ Vsau= k.[3X] 2.[3Y]= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…