Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.



Đáp án:

Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào 2 dung dịch, sau đó lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc. Dung dịch nào có khí bay ra thì dung dịch ban đầu là NaHCO3 và Na2CO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

HCl + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+


Đáp án:

Số oxi hóa của các nguyên tố là:

CO2: C có số oxi hóa là +4 và O có số oxi hóa là -2.

H2O: H có số oxi hóa là +1 và O có số oxi hóa là -2.

SO3 : S có số oxi hóa là +6 và O có số oxi hóa là -2.

NH3: N có số oxi hóa là -3 và H có số oxi hóa là +1.

NO2: N có số oxi hóà là +4 và O có số oxi hóa là - 2.

Na+: Na+ có số oxi hóa là +1.

Cu2+: Cu2+ có số oxi hóa là +2.

Fe2+: Fe2+ có số oxi hóa là +2.

Fe3+: Fe3+ có sốoxi hóa là+3.

Al3+: Al3+ có số oxi hóa là +3.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phản ứng hóa học cho chuỗi phản ứng sau: MgCO3 → MgSO4 → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgO → MgSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phản ứng hóa học cho chuỗi phản ứng sau:

MgCO3 → MgSO4 → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgO → MgSO4.


Đáp án:

(1) MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O

(2) MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4

(3) MgCl2   + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl

(4) Mg(OH)2  --t0--> MgO + H2O

(5) MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông). a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3 b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2 Viết các phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).

a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4

c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2

Viết các phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

- Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối ở phần a) và b).

a) K2SO4 và Fe2(SO4)3

K2SO4 + NaOH → không phản ứng

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓ nâu đỏ

b) Na2SO4 và CuSO4

Na2SO4 + NaOH → không phản ứng

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh

c) Cả NaCl và BaCl2 đều không phản ứng với NaOH nên dùng NaOH không thể phân biệt được hai dung dịch này.

Xem đáp án và giải thích
Chất X là muối của axit vô cơ có công thức phân tử C2H7O3N, Y và Z đều là muối trung hòa của axit cacboxylic hai chức có cùng công thức phân tử C5H14O4N2. Cho 34,2 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,5 mol KOH, thu được hai amin và dung dịch chứa 39,12 gam hỗn hợp ba muối. Mặt khác, cho 34,2 gam E tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối trung hòa. Giá trị của m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X là muối của axit vô cơ có công thức phân tử C2H7O3N, Y và Z đều là muối trung hòa của axit cacboxylic hai chức có cùng công thức phân tử C5H14O4N2. Cho 34,2 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,5 mol KOH, thu được hai amin và dung dịch chứa 39,12 gam hỗn hợp ba muối. Mặt khác, cho 34,2 gam E tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối trung hòa. Giá trị của m


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Nguyên tử của nguyên tố F khi nhường 1 electron sẽ có cấu hình electron giống với nguyên tử khí hiếm Ne. (2). Khi so sánh về bán kính nguyên tử với ion thì Na > Na+; F< F-. (3). Trong 4 nguyên tố sau Si, P, Ge, As thì nguyên tử của nguyên tố P có bán kính nhỏ nhất. (4). Cho 3 nguyên tử (24 12)Mg, (25 12)Mg, (26 12)Mg số electron của mỗi nguyên tử là 12, 13, 14. (5). Số electron tối đa trong 1 lớp electron có thể tính theo công thức 2n2. (6). Khi so sánh bán kính các ion thì O2- > F- > Na+. (7). Khi so sánh bán kính các ion thì Ca2+ < K+ < Cl-. (8). Cho nguyên tử của các nguyên tố Al, Fe, Cr, Ag số eletron độc thân trong nguyên tử của nguyên tố Cr là lớn nhất. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…