Cho các kim loại: Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa - khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa
Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử:
Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na
Các câu sau đây đúng hay sai?
a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa - khử.
b) Na2O bao gồm các ion Na2+ và O2-.
c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử.
d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố.
e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
Câu đúng là a, c
a) 4Na + O2 -to→ 2Na2O
c) CuO + CO -to→ Cu + CO2 ( C+2 → C+4 + 2e: chất khử, sự oxi hóa)
Câu sai là b, d, e:
b) Na2O bao gồm các ion Na+ và O2-
d) Sự oxi hóa ứng với sự tăng số oxi hóa
e) Sự khử ứng với sự giảm số oxi hóa
Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.
C8H10 có k = 1/2 . (2.8+2-10)=4.
C8H10 không làm mất màu dung dịch brom.
⇒ C8H10 là hợp chất thơm, ngoài vòng benzene không có liên kết C = C.
C8H10 bị hidro hóa tạo ra 1,4-đimetyl xiclohexan.
Vậy công thức cấu tạo của C8H10 là
(1,4-đimetyl benzene hoặc p-metyltoluen hoặc p-xilen).
Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
Câu A. 2
Câu B. 1
Câu C. 4
Câu D. 3
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.
a) Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí.
b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm.
-Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc.
-Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
a) S + O2 --t0--> SO2
b) nS =0,05 mol.
Theo phương trình trên, ta có:
nSO2 = nS = nO2 = 0,05 mol.
⇒ VSO2 = 0,05 .22,4 = 1,12 l.
⇒ VO2 = 22,4.0,05 = 1,12 l
Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần là
⇒ Vkk = 5VO2 = 5.1,12 = 5,6 l
Trình bày cách nhận biết 3 lọ dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn: glucozơ, tinh bột và saccarozơ bằng phương pháp hoá học.
Cho lần lượt 3 chất tham gia phản ứng tráng bạc, chỉ có glucozơ có phản ứng. Từ đó nhận biết được glucozo.
- Nhỏ dung dịch vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch nào xuất hiện màu xanh tím là tinh bột, còn lại là saccarozo.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet