Nguyên tử chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron, đó là nguyên tử nào?
Số proton bằng 19, nơtron bằng 20 ⇒ A = 19 + 20 = 39
⇒ Nguyên tử đó là 3919K
Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Tìm x?
mFe = 800.95% = 760 tấn
Lượng Fe bị hao hụt 1% nên 760 tấn chỉ là 99% còn lại.
→ mFe cần thiết = 760/(99%) = 76000/99 tấn
Fe3O4 → 3Fe
→ mFe3O4 = (76000/99). (232/56.3) = 1060,125 tấn
→ m quặng manhetit = (1060,125 )/(80%) = 1325,16 g
Bằng những phản ứng hoá học nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau ?
a) Các kim loại : Al, Mg, Ba, Na.
b) Các dung dịch muối : NaCl, Ba(NO3)2, Al(SO4)3.
c) Các oxit : CaO, FeO, Al2O3.
d) Các dung dịch : NaNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3.
a) Dùng H2O, nhận biết được 2 nhóm kim loại Na, Ba và Mg, Al. Nhận biết ion Ba2+ trong nhóm ( 1 ) bằng ion CO3 2- . Nhận biết kim loại Al trong nhóm (2) bằng dung dịch NaOH.
b) Nhận biết ion Al3+ bằng dung dịch NaOH, sau đó nhận biết ion Ba2+ bằng dung dịch muối cacbonat, còn lại là dung dịch chứa Na+.
c) Dùng H2O nhận biết CaO, dùng dung dịch NaOH nhận biết A12O3, chất còn lại là FeO.
d) Dùng dung dịch NaOH nhận biết: Al(NO3)3 tạo kết tủa sau đó tan trong dung dịch NaOH dư ; Ca(NO3)2 làm dung dịch vẩn đục, còn lại là NaNO3.
Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
nH2 = 0,2 mol
—> nHCl phản ứng = 0,4 mol
—> nCl-(muối) = 0,4 mol
m muối = m kim loại + mCl- (muối) = 18,1 gam
Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất NaCl, MnO2, NaOH và H2SO4 đặc, ta có thể điều chế nước Gia – ven không? Viết các phương trình phản ứng.
- Điều chế axit HCl từ NaCl, H2SO4 đặc, H2O:
NaCl + H2SO4 --t0--> NaHSO4 + HCl
Hấp thụ khí hidro clorua vào nước được dung dịch axit HCl.
- Từ axit HCl và MnO2 điều chế Cl2:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
- Từ Cl2 và dung dịch NaOH điều chế nước Gia – ven.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Tại sao trong các hợp chất nitơ chỉ có hóa trị tối đa là 4, trong khi đối với các nguyên tố còn lại hóa trị tối đa của chúng là 5?
Nguyên tử nitơ không có obitan d trống, nên ở rạng thái kích thích không xuất hiện 5 electron độc thân để tạo thành 5 liên kết cộng hóa trị. Ngoài khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị bằng sự góp chung electron, nitơ còn có khả năng tạo thêm 1 liên kết cho – nhận. Các nguyên tố còn lại của nhóm VA khi ở trạng thái kích thích nguyên tử của chúng xuất hiện 5 electron độc thân nên có khả năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB