Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.
Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?
a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.
b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC.
d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.
a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).
b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).
c) Tốc độ phản ứng tăng.
d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.
Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở đâu?
Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở cực âm.
Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Một số thí dụ về loại phản ứng:
- Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt), phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2 ...
- Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự gỉ sắt.
Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
Giải
Quy đổi X thành CuS: x mol, FeS: y mol
Ta có:
M(Z) = 2.(61/3) = 122/3
=>m(Z) = 0,15. (122/3) = 6,1 gam
Gọi số mol của NO2 : a mol, NO : b mol
BTKL ta có : 46a + 30b = 6,1 gam (1)
a+ b = 0,15 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,1 mol ; b = 0,05 mol
Bảo toàn e ta có: 8nCuS + 9nFeS = nNO2 + 3nNO
=>8x + 9y = 0,1 + 3.0,15 = 0,25 (*)
Bảo toàn mol hỗn hợp X ta có: x + y = 0,03 (**)
Từ (*), (**) => x = 0,02 mol ; y = 0,01 mol
=>%nFeS = (0,01 : 0,03).100 = 33,33%
Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH (đã học ở lớp 9) hãy viết Phương trình hóa học khí cho CH3-CH=CH-CH3 và CH3 C≡C-CH3 tác dụng với Br2,H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hai hợp chất trên đã gây nên các phản ứng đó.
Phản ứng của CH3-CH=CH-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + Br2→CH3-CHBr-CHBr-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + H2 --Ni, t0--> CH3-CH2-CH2-CH3
Phản ứng của CH3 C≡C-CH3
CH3 C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CHBr2-CHBr2-CH3
CH3 C≡C-CH3 + 2H2 --Ni, t0--> CH3-CH2-CH2-CH3
Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
Câu A. CH2=CHCOOH
Câu B. CH2CH3COOH
Câu C. CH3COOH
Câu D. HC ≡CCOOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB