Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ.
- AgNO3/NH3nhận biết anđehit axetic.
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O -to→ CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Cu(OH)2 phân biệt được glucozo và glixerol khi đun nhẹ.
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh)
Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Tính khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu
C5H6(OH)5(CH=O) → 2Ag
⇒ mglucozo = (3,24 × 180)/216 = 2,7 (gam)
Vậy msaccarozo = 6,12 – 27 = 3,42 (gam)
Trong thành phần của dầu gội đầu thường có một số este. Vai trò của các este này là:
Câu A. tăng khả năng làm sạch của dầu gội.
Câu B. làm giảm thành phần của dầu gội.
Câu C. tạo màu sắc hấp dẫn.
Câu D. tạo hương thơm mát, dễ chịu.
X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Tính khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z?
X và Y là đồng phân nên đặt số nguyên tử C của X và Y là n.
nNaOH = 0,35 mol → nNa2CO3 = 0,175 mol
nCaCO3 = 1,425 mol
BTNT C: 0,2n = 0,175 + 1,425 → n = 8.
Z chứa 3 muối nên X là este của phenol. Đặt số mol của X, Y lần lượt là x, y.
x + y = 0,2 và nNaOH = 2x + y = 0,35
=> x = 0,15 và y = 0,05
X không tham gia phản ứng tráng gương nên X là CH3COOC6H5
→ Y là C7H7COOH.
Muối cacboxylat gồm CH3COONa (0,15 mol) và C7H7COONa (0,05 mol).
→ mmuối = 20,2g
Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2). Tính số gam lưu huỳnh đã phản ứng.
nSO2 = 0,3(mol)
nO2 = 0,46875(mol)
PTHH: S + O2 --t0--> SO2
Tỉ lệ phản ứng là 1:1, mà nSO2 < nO2
⇒ O2 dư, S hết.
⇒ nS = nSO2 = 0,3mol ⇒ mS = 9,6g.
Hãy dùng phương pháp hoá học phân biệt các chất trong mỗi nhóm sau:
a) Toluen, hept-1-en và heptan.
b) Etylbenzen, vinylbenzen và vinylaxetilen
a) - Dùng dung dịch KMnO4:
+ Chất làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường là hept-1-en
+ Chất làm mất màu thuốc tím khi đun nóng là toluen
+ Chất không làm mất màu thuốc tím cả khi đun nóng là heptan
b) - Dùng dung dịch KMnO4:
+ Các chất làm mất màu dd KMnO4 ở điều kiện thường là: vinybenzen và vinyl axetilen.
+ Chất không làm mất màu thuốc tím là etyl benzen
- Sau đó dùng AgNO3/NH3 để phân biệt vinybenzen và vinyl axetilen.
+ Chất nào có kết tủa vàng là vinyl axetilen, chất còn lại là vinybenzen.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB