Cho 6,9 gam Na vào 100,0 ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được số gam kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,9 gam Na vào 100,0 ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được số gam kết tủa là bao nhiêu gam?


Đáp án:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

NaOH + HCl → NaCl + H2O

nNaOH = nNa = 0,3 mol

Nếu chất tan chỉ có NaCl ⇒ nNaCl = 0,3 mol

⇒ mNaCl = 0,3.58,5 = 17,55 > 14,59 gam ⇒ chất tan phải chứa NaOH dư

Đặt nNaCl = x ; nNaOH = y

⇒ x + y = 0,3

58,5x + 40y = 14,59

⇒ x = 0,14; y = 0,16

Ag+ + Cl+ → AgCl ↓

2Ag+ + OH- → Ag2O ↓ + H2O

⇒ nAgCl = nCl - = nNaCl = 0,14 mol

nAg2O = 1/2 nOH- = 1/2 nNaOH = 0,08 mol

⇒ mkết tủa = 143,5.0,14 + 232.0,08 = 38,65 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?


Đáp án:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

Xem đáp án và giải thích
Biểu thức liên hệ giữa a, b và m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hidroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là

Đáp án:
  • Câu A. m = 8,225b – 7a.

  • Câu B. m = 8,575b – 7a.

  • Câu C. m = 8,4 – 3a.

  • Câu D. m = 9b – 6,5a.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao: Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng oxi trong không khí càng giảm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao: Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng oxi trong không khí càng giảm?


Đáp án:

Khi càng lên cao tỉ lệ lượng khí oxi trong không khí càng giảm là vì khí oxi năng hơn không khí.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.


Đáp án:

Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II.

M + 2H2O → M(OH)2 + H2.

nH2 = 0,336 : 22,4 =  0,015 mol.

nM = 0,015.

M = m/n = 0,6/0,015 = 40

Suy ra nguyên tử khối là 40u.

Vậy nguyên tố kim loại là Ca.

Xem đáp án và giải thích
 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và có phân tử khối là 94 đvC. X là nguyên tố nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và có phân tử khối là 94 đvC. X là nguyên tố nào ?


Đáp án:

Công thức hóa học của hợp chất có dạng: X2O.

Đặt nguyên tử khối của X là x (đvC). Ta có:

2.x + 16 = 94.

Giải phương trình được x = 39 (đvC). Vậy X là Kali (K).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…