Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6g kẽm bột. b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch 2SO4 2M. c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50°C). d) Dùng thể tích dung dịch 2SO4 4M gấp đôi ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.

b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch 2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50°C).

d) Dùng thể tích dung dịch 2SO4 4M gấp đôi ban đầu.


Đáp án:

a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).

b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).

c) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng nhiệt độ).

d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một dung dịch có [H+] = 4,2.10-3M, đánh giá nào dưới đây là đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một dung dịch có [H+] = 4,2.10-3M, đánh giá nào dưới đây là đúng?


Đáp án:
  • Câu A. pH = 3,00;

  • Câu B. pH = 4,00;

  • Câu C. pH < 3,00;

  • Câu D. pH > 4,00

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau: Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.


Đáp án:

Cu + S → CuS

3CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 +3H2SO4 + 8NO + 4H2O

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

CuCl2 → Cu +Cl2.

Xem đáp án và giải thích
Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?


Đáp án:

Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất phản ứng và sản phẩm phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?


Đáp án:
  • Câu A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

  • Câu B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu D. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

 

Đáp án:

Số hiệu nguyên tử Cấu tạo nguyên tử Tính chất
Điện tích hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Kim loại Phi kim
7 7+ 7 2 5   x
12 12+ 12 3 2 x  
16 6+ 6 3 6   x

+ Giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7 ⇒ A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 7+, có 7eletron

Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố A thuộc chu kì 2 ⇒ có 2 lớp eletron; thuộc nhóm V ⇒ có 5 eletron lớp ngoài cùng và phi kim.

+ Tương tự với 2 nguyên tố còn lại ta được kết quả trong bảng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…