Phản ứng nào xảy ra hoàn toàn ?
Câu A. Phản ứng este hoá.
Câu B. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit.
Câu C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm Đáp án đúng
Câu D. Cả A, B, C.
Phản ứng xảy ra hoàn toàn: Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm vì là phản ứng 1 chiều. Đáp án: C
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Các phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
z 3z/2
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
x x
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
y y
nH2 (1) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Số mol H2 (2), (3): nH2 (2), (3) = 38,08/22,4 = 1,7 mol
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
%mFe = (1,55.56)/100. 100% = 86,8%
%mCr = (0,15.52)/100. 100% = 7,8%
%mAl = 100% - (86,8% + 7,8%) = 5,4%
Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 1,344 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
naxit = nkhí = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng: mKL + maxit = mmuối + mkhí → mmuối = 2,4 + 0,06.98 – 0,06.2 = 8,16 gam.
Hãy dùng thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được hai kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Thuốc thử: dung dịch HCl và dung dịch NaOH
- Hòa tan kim loại bằng dd NaOH nhận ra nhôm do nhôm tan ra:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
- Hòa tan 3 kim loại còn lại bằng dung dịch HCl, nhận ra Ag vì không tan còn Fe, Mg tan ra.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
- Nhỏ dd NaOH vào 2 dung dịch thu được:
+ Nhận ra dd MgCl2 do tạo thành kết tủa màu trắng.
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
+ Nhận ra dung dịch FeCl2 do tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần sang màu đỏ nâu:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ trắng xanh + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H20 → 4Fe(OH)3↓ nâu đỏ
Đun polime X với Br2/Fe thấy sinh ra một chất khí không màu có thể làm kết tủa dung dịch AgNO3. Nếu đun khan X sẽ thu được một chất lỏng Y (dY/kk = 3,586). Y không những tác dụng với Br2/Fe mà còn tác dụng được với nước Br2. Công thức cấu tạo của Y?
Polime X + Br2/Fe → ↑ khí không màu. Khí không màu + AgNO3 → kết tủa
=> X là polime có chứa vòng C6H5-
Đun khan X sẽ thu được một chất lỏng Y (nY)
Theo đề bài: MY = 104
Y có dạng C6H5-R → MR = 104 - (12.6 + 5) = 27 => R là C2H3-
Mà Y + Br2/Fe, + Br2 → Y là C6H5–CH=CH2
Câu A. 9650 giây
Câu B. 7720 giây
Câu C. 6755 giây
Câu D. 8685 giây
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB