Cho 50 ml dung dịch amoniac có hòa tan 4,48 lít khí NH3 (đktc) tác dụng với 450 ml dung dịch H2SO4 1M. Viết phương trình hóa học Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch thu được. Coi các chất điện li hoàn toàn thành ion và bỏ qua sự thủy phân của ion NH+4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch amoniac có hòa tan 4,48 lít khí  tác dụng với 450 ml dung dịch  1M.

Viết phương trình hóa học

Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch thu được. Coi các chất điện li hoàn toàn thành ion và bỏ qua sự thủy phân của ion 





Đáp án:

Số mol NH3 là 0,2 mol, số mol  0,45 mol

Thể tích dung dịch 500 ml =0,5 lít

Sau phản ứng  còn dư : 0,45 – 0,1 =0,35 (mol)

Vì bỏ qua sự thủy phân của ion  và coi  phân li hoàn toàn thành ion, ta có :

Nồng độ mol của các ion trong dung dịch :

CH+ = (0,35.2) : 0,5 = 1,4M

CNH4+ = (2.0,1) : 0,5 = 0,4M

CSO42- = (0,35 + 0,1) : 0,5 = 0,9M




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.


Đáp án:

Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mP2O5 + mH2O = mdd axit 

mdd axit = 50 + 5,68 = 55,68 gam.

Xem đáp án và giải thích
Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?


Đáp án:

Học sinh A:

Số mol Zn là: nZn = 0,5 mol

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

0,5 → 0,5 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,5 = 11,2 lít

Học sinh B:

Số mol Fe là: nFe = 0,58 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,58 → 0,58 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,58 = 12,99 lít.

Vậy học sinh B thu được nhiều khí hiđro hơn.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định danh pháp của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là:


Đáp án:
  • Câu A. etanmetanamin

  • Câu B. propanamin

  • Câu C. etylmetylamin

  • Câu D. propylamin

Xem đáp án và giải thích
Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau. -     Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g. -     Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 g kết tủa không tan trong dung dịch axit. a)  Xác định công thức hoá học của muối có trong dung dịch ban đầu. b)   Trình bày các phương pháp hoá học điểu chế kim loại từ muối tìm được ở trên.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau.

-     Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g.

-     Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 g kết tủa không tan trong dung dịch axit.

a)  Xác định công thức hoá học của muối có trong dung dịch ban đầu.

b)   Trình bày các phương pháp hoá học điểu chế kim loại từ muối tìm được ở trên.





Đáp án:

a) Đặt công thức của muối là AmBn. Khối lượng mol của A, B là X, Y.

Khối lượng muối trong mỗi phần là 3,4 g. Ta có sơ đồ biến đổi các ch trong thí nghiệm 1 :

Theo sơ đồ : 2(mX + nY) g AmBn tạo thành m(2X + 16n) g A2On.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,32 g A2On

Ta có phương trình : 3,4m(2X + 16n) = 2,32.2(mX + nY)       (1)

Sơ đồ biến đổi các chất trong thí nghiệm 2 : 

AmBn ---NaClmACln

Theo sơ đồ : (mX + nY) g AmBn tạo thành m(X + 35,5n) g ACln.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,87 g ACln

Ta có phương trình : 3,4m(X + 35,5n) = 2,87(mX + nY)         (2)

Chia ( 1 ) cho (2) ta được: (2X + 16)/(X + 35,5n) = 4,46/2,87

=> X = 108n

Giá trị có thể chấp nhận là n = 1 và X = 108. Vậy kim loại A là Ag.

Thay n = 1 và X = 108 vào (1) hoặc (2) ta có Y = 62m. Gốc axit trong m bạc không thể là gốc halogenua hoặc sunfua mà là gốc axit có oxi có khối lượng 62, gốc đó là NO3-

Vậy công thức hoá học của muối là AgNO3.

b) Điều chế Ag từ AgNO3 :

Dùng kim loại mạnh hơn Ag để đẩy Ag : Cu + 2AgNO3 →Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhiệt phân : 

Điện phân với điện cực trơ : 








Xem đáp án và giải thích
Khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol thu được bao nhiêu gam este nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol thu được bao nhiêu gam este nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%


Đáp án:

(CH3CO)2O (0,447 mol) + CH3-C6H4-OH (0,6 mol) → CH3COO-C6H4-CH3 + CH3COOH

⇒ neste = 0,447. 0,8 = 0,3576 mol

⇒ meste = 0,3576. 150 = 53,64 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…