Câu A. 3,6 gam và 5,3 gam
Câu B. 1,2 gam và 7,7 gam
Câu C. 1,8 gam và 7,1 gam
Câu D. 2,4 gam và 6,5 gam Đáp án đúng
- Đặt: Mg: a mol và Zn: b mol; + PT KL => 24a + 65b = 8,9 và BT e => 2(a + b) = 0,2.2 => a = 0,1 và b= 0,1. => mMg = 2,4 gam và mZn = 6,5 gam
Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí?
b) dung dịch có màu xanh lam?
c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?
d) Dung dịch không màu và nước?
Viết tất cả các phương trình phản ứng.
Các phương trình hóa học:
a) Chất khí cháy được trong không khí là khí H2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
b) Dung dịch có màu xanh lam: CuCl2 , CuSO4.
CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh lam) + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 (xanh lam) + H2O
c) Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit là BaSO4.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
d) Dung dịch không màu là: ZnCl2, ZnSO4.
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O.
Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.
Lấy mẫu thử cho từng chất và đánh số thứ tự:
- Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3.
+ Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)
PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.
+ Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.
- Cho vào 2 mẫu thử dung dịch HCl sau đó đun nóng tiến hành phản ứng thủy phân, lấy sản phẩm thủy phân đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
- Sản phẩm nào tạo kết tủa trắng thì ban đầu là Saccarozo (Do saccarozo thủy phân ra glucozo và tham gia phản ứng tráng bạc tạo kết tủa Ag)
- Không có hiện tượng thì ban đầu là rượu etylic
Saccarozo --H+--> Glucozo + Fructozo
Có một lượng bột Fe2O3 bị lẫn một lượng bột Al. Nêu cách tinh chế bột Fe2O3 trên.
Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch NaOH.
Al phản ứng với NaOH tạo thành dung dịch, Fe2O3 không phản ứng với NaOH.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Kết thúc phản ứng, đem lọc thu được Fe2O3 tinh khiết.
Những câu sau đây, câu nào sai?
Câu A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
Câu C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.
Câu D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. (trừ chu kì 1)
Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi thu được khí lưu huỳnh đioxit (SO2). Để thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc) cần dùng bao nhiêu gam lưu huỳnh?
nSO2 = 0,25 mol
S + O2 --t0--> SO2
0,25 ← 0,25 (mol)
mS = 0,25.32 = 8g.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB