Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng dạng tổng quát: 4M + nO2 → 2M2On

M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

Khối lượng oxi phản ứng là 46,4 – 40 = 6,4 gam ⇒ nO2 = 6,4/32 = 0,2 mol

Theo PTHH: nHCl = 2.nO2 = 0,4 mol ⇒ Vdd HCl 2M = 0,4/2 = 0,2 lít = 200 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xà phòng hóa hoàn toàn 260 gam chất béo X thì cần 89 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng thu được 269,168 gam xà phòng khan. Tính số gam glixeriol thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 260 gam chất béo X thì cần 89 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng thu được 269,168 gam xà phòng khan. Tính số gam glixeriol thu được 


Đáp án:

X gồm (RCOO)3C3H5 (a mol) và R’COOH (b mol)

mNaOH = 35,6 g → nNaOH = 3a + b = 0,89mol

nC3H5(OH)3 = a mol và nH2O = b mol

Bảo toàn khối lượng: 92a + 18b + 269,168 = 260 + 35,6

→ a = 0,274 và b = 0,068

→ mC3H5(OH)3 = 25,208g

Xem đáp án và giải thích
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.


Đáp án:

Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1 g chất béo

⇒ nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 mol

⇒ naxit stearic = nKOH = 0,125.10-3 mol

(axit stearic: C17H35COOH) ⇒ maxit stearic = 0,125.10-3. 284 = 35,5.10-3g

⇒ Lượng tristearoylglixerol (C17H35COO)3C3H5 có trong 1g chất béo là: 1- 35,5.10-3 = 0,9645 g

n(C17H35COO)3C3H5 =0,9645/890 = 1,0837.10-3 mol

Phương trình hóa học

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

⇒ nKOH = 3. n(C17H35COO)3C3H5 = 3. 1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 mol

Số g KOH tham gia xà phòng hóa = 3,2511.10-3. 56 ≈ 182.10-3g = 182mg

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,30 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí cacbonic và 0,180 gam nước. Thể tích hơi của 0,30 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của chất A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,30 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí cacbonic và 0,180 gam nước. Thể tích hơi của 0,30 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của chất A.


Đáp án:

Gọi công thức hợp chất hữu cơ là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

nO2 = 0,005 mol

=> MA = 0,3/0,005 = 60

nCO2 = 0,44/44 = 0,01 mol

=> nC = 0,01 mol

nH2O = 0,18/18 = 0,01 mol

=> nH = 0,02 mol

mO = mA – (mC + mH) = 0,3 - (0,01.12 + 0,02.1) = 0,16(g)

⇒ nO = 0,16/16 = 0,01 mol

nC : nH : nO = 0,01 : 0,02 : 0,01 = 1 : 2 : 1

⇒ công thức phân tử (CH2O)n

Ta có: mA = 30n = 60 ⇒ n = 2

⇒ Công thức phân tử của A là C2H4O2

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tắc điều chế kim loại là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tắc điều chế kim loại là gì?


Đáp án:

Nguyên tắc điều chế kim loại

- Trong tự nhiên chỉ có một số ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại đều tồn tại dưới dạng ion trong các hợp chất hóa họ. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:

   Mn+ + ne → M

- Có 3 phương pháp điều chế kim loại.

1) Phương pháp thủy luyện

- Phương pháp thủy luyện (còn gọi là phương pháp ướt) được dùng điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu, Hg, Ag, Au,...

2) Phương pháp nhiệt luyện

- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...

- Với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng đã thu được kim loại mà không cần thiết phải khử bằng các tác nhân khác

3) Phương pháp điện phân

- Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Al, ... bằng cách điện phân các hợp chất ( muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.

- Thí dụ: Điều chế kim loại kẽm bằng phương pháp điện phân dung dịch kẽm sunfat với điện cực trơ.

Xem đáp án và giải thích
Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 2,55 gam. Tính nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 2,55 gam. Tính nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu


Đáp án:

Số mol AlCl3 là: 0,1.1 = 0,1 mol; số mol Al2O3 là 2,55: 102 = 0,025 mol.

AlCl3 (0,1) + 3NaOH (0,3) → Al(OH)3 ↓ (0,1 mol) + 3NaCl

Al(OH)3 ↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

(0,1 – 0,05) → 0,05 mol

2Al(OH)3 (0,05) → Al2O3 (0,025 mol) + 3H2O

∑nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 mol → VNaOH = 0,35: 0,2 = 1,75M.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…