Cho 3,70gam một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư có thấy 0,56 lít khí thoát ra (ở đktc). Công thức phân tử của X là:
Câu A. C2H6O
Câu B. C3H10O
Câu C. C4H10O Đáp án đúng
Câu D. C4H8O
nH2 = 0,025 mol
2R-OH + 2Na → 2R-ONa + H2↑
0,05 ← 0,025 (mol)
Theo pt nR-OH = 2. nH2 = 2. 0,025 = 0,05 mol
MROH = 3,7/0,05 = 74 g/mol
Ancol no đơn chức có công thức CnH2n + 1OH → 14n + 18 = 74 → n = 4
Vậy công thức phân tử của X là: C4H10O
Thủy phân chất béo X trong môi trường axit thu được glixerol, axit panmitic và axit oleic. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
Nếu X chứa 2 gốc axit panmitic và 1 axit gốc oleic thì có 2 công thức của X (gốc axit oleic nằm ở C đầu và C giữa của gốc glixerol)
Nếu X chứa 1 gốc axit panmitic và 2 axit gốc oleic thì có 2 công thức của X (gốc axit panmitic nằm ở C đầu và C giữa của gốc glixerol)
Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng.
Cho biết:
a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.
b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.
Hiện tượng TN2.a
+ Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì
+ Ống nghiệm 2: thấy nước vôi trong vẩn đục
Giải thích :
+ Ống 1: không có phản ứng hóa học xảy ra
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi trong là canxicacbonat
Phương trình bằng chữ :
Canxi hidroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở)→ Canxi cacbonat + nước
Hiện tượng TN2.b
- Nhỏ Na2CO3:
+ Ống 1: Không có hiện tượng gì.
+ Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích:
+ Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.
Phương trình chữ:
Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.
Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là gì?
Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50 ml dung dịch X lần lượt là x và y
nOH- = x + 2y; nBa2+= y
Phản ứng trung hoà:
H+ + OH- ---> H2O
x + 2y x + 2y
Ta có: x + 2y = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Phản ứng với CO2: nCO2 = 0,1792 : 22,4 = 8.10-3
nOH-/nCO2 = 0,01/8.10-3 = 1,25
=> có 2 phản ứng xảy ra
CO2 + 2 OH- → CO32- + H2O
CO2 + OH- → HCO3-
Từ nCO2 = 8.10-3 mol và nOH- = 0,01 mol => nCO32- = 2.10-3 mol
nHCO3- = 6.10-3 mol
Mặt khác: nCO32- > nBaCO3 = 1,5.10-3 mol => toàn bộ Ba2+ đã đi vào kết tủa
Tính ra: y = 1,5.10-3 và x = 7.10-3 ,0l
Vậy CM(NaOH) = 0,14M
Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?
Chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố vì theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử, có 8 nguyên tố mà nguyên tử có 2 lớp electron và cũng chỉ có 8 nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 3 lớp electron.
Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g este X thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 g nước. Công thức phân tử của X là
Ta có: nCO2 = nH2O = 0,1 mol nên este X là este no, đơn chức mạch hở.
Suy ra a= 0,025 và n= 4.
Vậy công thức phân tử của este X là C4H8O2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet