Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Giải thích ? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Giải thích ? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?


Đáp án:

- Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì khí oxi nặng hơn không khí.

- Đối với khí hiđro không làm như thế được vì khí hiđro rất nhẹ so với không khí nên phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 39,40 g

  • Câu B. 23,75 g

  • Câu C. 75,25 g

  • Câu D. 59,10 g

Xem đáp án và giải thích
Oxit lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các oxit sau: MgO; FeO; CrO3; Cr2O7. Số oxit lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình của phản ứng giữa axit 2-amino propanoic với các chất sau: NaOH, H2SO4, CH3OH có mặt khí HCl bão hòa, HNO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình của phản ứng giữa axit 2-amino propanoic với các chất sau: NaOH, H2SO4, CH3OH có mặt khí HCl bão hòa, HNO2


Đáp án:

Các phương trình hóa học của axit 2-aminopropanoic (alanin)

CH3CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3CH(NH2)-COONa + H2O

CH3CH(NH2)-COOH + H2SO4 → CH3CH(NH3HSO4)-COOH + H2O

CH3CH(NH2)-COOH + CH3OH <-- khí HCl--> CH3CH(NH2)-COOCH3 + H2O

CH3CH(NH2)-COOH + HNO2 → CH3CH(OH)-COOH + H2O + N2

Xem đáp án và giải thích
Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung dịch là 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở nên thăng bằng? Biết rằng CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung dịch là 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở nên thăng bằng? Biết rằng CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.


Đáp án:

nCO2 = 0,022 mol

mCO2 = n.M = 0,968 g

Mà CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí nên khối lượng không khí có trong cốc 0,5 lít ban đầu là:

mkk = mCO2/1,5 = 0,645g

Vậy khi thay không khí bằng CO2 thì khối lượng khí trong cốc tăng lên:

0,968 - 0,645 = 0,323(g)

Phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân có khối lượng 0,323g để cân trở lại thăng bằng.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A là FeSO4 có lẫn tạp chất Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 20ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng 1,2 gam. Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần dần từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch trên lắc nhẹ. Khi đun dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10 ml dung dịch KMnO4 0,2 M. a. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết các phương trình hóa học. b. Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dung dịch A ban đầu. c. Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất trong dung dịch A ban đầu. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A là FeSO4 có lẫn tạp chất Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 20ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng 1,2 gam.

Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần dần từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch trên lắc nhẹ. Khi đun dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10 ml dung dịch KMnO4 0,2 M.

a. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết các phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dung dịch A ban đầu.

c. Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất trong dung dịch A ban đầu. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.


Đáp án:

a. Thí nghiệm 1:

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 (1)

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3NaCl (2)

4Fe(OH)2  + O2   ---t0--> 2Fe2O3 + 4H2O (3)

Fe(OH)3  ---t0---> Fe2O3     + 3H2O (4)

Thí nghiệm 2:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O (5)

nFeSO4 = 5nKMnO4 = 5.0,01.0,2 = 0,01 mol

Theo các phương trình hóa học (1,3) ⇒ nFe2O3 (3) = 1/2 . nFeSO4 = 0,005

⇒ nFe2(SO4)3 ban đầu = nFe2O3 – nFe2O3 (3) = 1,2/160 - 0,005 = 0,0025 mol

b. Xác định nồng độ mol

CM FeSO4 = 0,01/0,02 = 0,5 M

CM Fe2(SO4)3 = 0,0025/0,02 = 0,125 M

c. Ngâm một đinh sắt vào A sẽ loại được Fe2(SO4)3

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…