Cho 3,09 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 3,24 gam bạc. Công thức của muối X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,09 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 3,24 gam bạc. Công thức của muối X là gì?


Đáp án:

NaY + AgNO3 → AgNO3 + AgY ↓

2AgY → 2Ag + Y2

nNaY = nAgY = nAg = 3,24/108 = 0,03 (mol)

0,03(23+MY) = 3,09 ⇒ MY = 80 (Br)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?


Đáp án:

Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, có tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước. Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen là do kết quả của nhiều biến đổi hoá học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phenol. Các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ bị oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thuỷ sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol MgO: a mol, FeO: b mol, Fe2O3: c mol

Ta có: 40a + 72b + 160c = 13,92 (1)

Ta có: nHCl = 0,52 mol

MgO + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

Fe2O3 + 6HCl → 3FeCl3 + 3H2O

=>nHCl = 2a + 2b + 6c = 0,52 => a + b +3c = 0,26 (2)

Ta có: 0,27 mol X nặng gấp 13,92g X k lần

=>số mol các chất trong 0,27 mol X: MgO: ka, FeO: kb, Fe2O3: kc

=> k(a + b + c) = 0,27 (3)

Ta có: 0,27 mol X tác dụng với H2 dư: nH2O = 4,86 : 18 = 0,27 mol

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

=>nH2O = k(b + 3c) = 0,27 (4)

Từ (1), (2), (3), (4) => a = 0,08; b = 0,06; c = 0,04; k = 1,5

=>nMgO = 0,12 mol; nFeO = 0,09 mol; nFe2O3 = 0,06 mol

Rắn gồm MgO, Fe

nFe = 0,09 + 2.0,06 = 0,21

=> m rắn = 0,12.40 + 0,21.56 = 16,56

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích
Xenlulose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?


Đáp án:
  • Câu A. Mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.

  • Câu B. Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.

  • Câu C. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.

  • Câu D. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X gồm : 0,09 mol Cl- , 0,04 mol Na+ , a mol Fe3+ và b mol SO . Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X gồm : 0,09 mol Cl- , 0,04 mol Na+ , a mol Fe3+ và b mol SO . Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Tìm a, b?


Đáp án:

Theo bảo toàn điện tích: 3a + 0,04 = 0,09 + 2b (1)

Theo bảo toàn khối lượng: 56a + 0,04. 23 + 0,09. 35,5 + 96b = 7,715 (2)

Giải hệ 1 và 2 ⇒ a = 0,03 và b = 0,02

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…