Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

 


Đáp án:

nH2 = 1/2 = 0,5 mol;

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nMg = x; nFe = y.

nH2 = x + y = 0,5 mol.

mhh = 24x + 56y = 20g.

Giải hệ phương trình ta có x = y =0,25 mol.

mMgCl2 = 0, 25 × 95 = 23,75g.

mFeCl2 = 0,25 × 127 = 31,75g

Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75= 55,5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dãy các ion kim loại nào sau dây bị Zn khử thành kim loại?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy các ion kim loại nào sau dây bị Zn khử thành kim loại?


Đáp án:
  • Câu A. Cu2+, Mg2+, Pb2+

  • Câu B. Cu2+, Ag+, Na+.

  • Câu C. Sr2+, Pb2+, Cu2+

  • Câu D. Pb2+, Ag+,Al3+.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M. sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M. sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Tìm m?


Đáp án:

Bảo toàn N: nAgNO3 = 0,04mol → nZn(NO3)2 = 0,02 mol

Bảo toàn khối lượng cho kim loại:

m + 0,04. 108 + 1,95 = 3,12 + 3,45 + 0,02.65

→ m = 1,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Tính phần trăm theo khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Tính phần trăm theo khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây: Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl A Giải phóng hidro chậm B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần C Không có hiện tượng gì xảy ra D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:

Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl
A Giải phóng hidro chậm
B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần
C Không có hiện tượng gì xảy ra
D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.


Đáp án:

Kim loại cho tác dụng với HCl không có hiện tượng gì xảy ra Kim loại không tác dụng với HCl → C là kim loại yếu đứng sau Hidro.

Kim loại càng mạnh (càng hoạt động hóa học) khi tác dụng với HCl phản ứng xảy ra càng mãnh liệt, rõ ràng. (Khí thoát ra nhiều, dung dịch nóng lên).

→ Thứ tự kim loại hoạt động hóa học giảm dần là: D, B, A, C.

Xem đáp án và giải thích
Sơ đồ chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau: H2O + X -> C6H12O6 + Y; X,Y là

Đáp án:
  • Câu A. CO2, O2

  • Câu B. C6H12O6 + O2

  • Câu C. O2, CO2

  • Câu D. C2H5OH, O2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…