Dung dịch CuSO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thả một mảnh nhôm vào dung dịch CuSO4 xảy ra hiện tượng gì?

Đáp án:
  • Câu A. Không có hiện tượng

  • Câu B. Có chất rắn màu trắng bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

  • Câu C. Có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần Đáp án đúng

  • Câu D. Có khí không màu thoát ra, dung dịch không đổi màu

Giải thích:

Phương trình phản ứng: 2Al +3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu (kết tủa nâu đỏ) Như vậy hiện tượng phản ứng là: Có chất rắn màu nâu đỏ chính là Đồng bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 g kết tủa. 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 2. Xác định phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than chì.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 g kết tủa.

1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

2. Xác định phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than chì.





Đáp án:

1. Các phương trình hóa học :

C + O2 ---t0---> CO2 (1)

S + O2 ---t0---> SO2 (2)

Khi đi vào dung dịch brom chỉ có SO2 phản ứng :

 (3)

Khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với nước vôi trong : 

 (4)

2. Theo các phản ứng (2) và (3):

 = 2.10-3 (mol).

Khối lượng lưu huỳnh trong mẫu than chì: mS = 200.10-3.32 = 6,4.10-2 (g).

Theo các phản ứng (1) và (4) :

= 0,1 (mol).

Khối lượng cacbon trong mẫu than chì :

mC = 0,1.12 = 1,20 (g).

Phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than chì :




 

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55 g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55 g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.


Đáp án:

Ta có nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol); nAl2O3 = 2,55 / 102 = 0,025 (mol)

Khi cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH. Các phản ứng có thể xảy ra:

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl (1)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)

TH1: NaOH thiếu => chỉ xảy ra phản ứng (1)

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

2Al(OH)--t0--> Al2O3 + 3H2O

0,05              0,025

=> CM (NaOH) = 0,15 / 0,2 = 0,75 (M).

TH2: NaOH dư một phần, xảy ra cả hai phản ứng (1) và (2)

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

0,1        0,3              0,1

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

0,05        0,05

2Al(OH)3 --t0--> Al2O3 + 3H2O

0,05              0,025

=> nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 (mol); CM (NaOH) = 0,35 / 0,2 = 1,75 (M).

Xem đáp án và giải thích
Chứng minh rằng brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và mạnh hơn iot.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chứng minh rằng brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và mạnh hơn iot.


Đáp án:

Phương trình phản ứng chứng minh:

Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo: Cl2 + 2NaBr -> 2NaCl + Br2

Brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot: Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:


Đáp án:
  • Câu A. Fe2+ + 2e ----> Fe

  • Câu B. Fe ----> Fe2+ + 2e

  • Câu C. 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e

  • Câu D. 2H+ + 2e ----> H2

Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là gì?


Đáp án:

Quặng + HNO3 → khí NO2 + dung dịch X -+BaCl2 kết tủa trắng

Quặng đó là  Pyrit (FeS2).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…