Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?
Tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (31,68 – 20)/36,5 = 0,32 mol
⇒ VHCl = 0,33/1 = 0,32 lít = 320 ml
Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2.
a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D
b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A
a.
Hai chất hữu cơ cùng chức tác dụng với NaOH dư tạo ra 2 muối natri của 2 axit no đơn chức kế tiếp và một chất lỏng D.
D + CuO --t0--> sp có tráng bạc
Do đó D là ancol bậc 1 : R–CH2OH
B và C là 2 este tạo bởi 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau có công thức chung là CnH2n+1COOH và ancol D.
- Tìm ancol D : dd/kk = 2 → MD = 29.2 = 58
R’ + 14 + 17 = 58 → R’ = 27 (C2H3)
D là C3H5OH: CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic)
- Tìm B, C: Đặt công thức chung cho B và C là CnH2n+1COOC3H5
Các phương trình phản ứng :
CnH2n+1COOC3H5 + NaOH → CnH2n+1COONa + C3H5OH (1)
C3H5OH + Na → C3H5ONa + 1/2 H2(bay hơi) (2)
Số mol H2 = 0,0366 : 22,4 = 0,0015
Vậy 1:10 số mol D là nC3H5OH = 2.0,0015 = 0,003 mol
Theo (1) số mol este CnH2n+1COOC3H5 bằng số mol ancol trong cả lượng D:
neste = 10.0,003 = 0,03 mol
M'este = m/n = 3,21/0,03 = 107
14n + 1 + 44 + 41 = 107 ⇒ n = 1,5
Vậy 2 axit kế tiếp là CH3COOH và C2H5COOH, hai este là CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5
Cấu tạo của 2 este :
CH3COOCH2CH=CH2 (M = 100; x mol)
CH3CH2COOCH2CH=CH2 (M = 114; y mol)
b.Tính % (m)
Theo bài ta có hệ pt:
x + y = 0,03 và 100x + 114y = 3,21
⇒ x = y = 0,015 mol
%(m) CH3COOC3H5 = (0,015.100:3,21).100% = 46,73 %
%(m) C2H5COOC3H5 = 53,27%
Lên men 360 gam glucozơ trong điều kiện thích hợp (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành ancol etylic). Cho toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH, thu được 106 gam Na2CO3 và 168 gam NaHCO3. Tính hiệu suất của phản ứng lên men glucozơ?
Hấp thụ CO2 vào dung dịch NaHCO3
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
nCO2 (1) = nNaHCO3 = 168: 84 = 2 mol
nCO2 (2) = nNa2CO3 = 106: 106 = 1 mol
⇒ nCO2 thực tế = 2 + 1 =3 mol
Theo phương trình:
nCO2 = 2nglucozo = (2.360) : 180 = 4 mol
=> %H = (3/4).100% = 75%
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X cần vừa đủ 0,2 mol NaOH thu được 15 gam muối natri của 2 axit cacboxylic và etylen glicol. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về X:
Câu A. A là este no, không có phản ứng tráng bạc
Câu B. X là este no, hai chức
Câu C. X có CTPT là C5H8O4
Câu D. X tham gia phản ứng tráng bạc
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.
Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và và CH3COONa
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-
CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
- Cho nước brom vào các mẫu thử:
+ Xuất hiện kết tủa trắng là của C6H5NH2.
PT: C6H5NH2 + Br2 → C6H2(NH2)Br3 + 3HBr
+ Mất màu dung dịch Br2 là CH3-CHO.
CH3-CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
- Dùng Cu(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại
+ nhận biết được glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
+ Còn lại là: CH3-CH(NH2)-COOH
Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hộ giữa V1 và V2.
Do Fe dư nên cả hai trường hợp muối đều phản ứng hết.
Thí nghiệm 1: khối lượng rắn thu được là:
m1 = m+ (64-56).V1(gam)
Thí nghiệm 2 : khối lượng rắn thu được là:
mà m1= m2 ⟹ V1=V2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB