Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. a) Tính nồng độ HNO3 b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại.

a) Tính nồng độ HNO3

b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.


Đáp án:

Các phản ứng:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 +NO + 2H2O

x →                      x mol

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

y →                                3y mol

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

(x+3y)/2 ← (x + 3y) mol

Ta có: nNO = x+(y/3) = 0,1 mol

mhh = 56.(x + (x+3y)/2 ) + 232. y = 18,5 – 1,46 =17,04 g

=> x = 0,09 (mol) và y = 0,03 (mol)

nHNO3= 4x + (28y/3) = 0,64 mol

=> CM (HNO3) = 0,64/0,2 = 3,2 M

mFe(NO3)2 = 3. (x+3y)/2 . 180 = 48,6 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lý thuyết về tính axit, bazơ của các hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:


Đáp án:
  • Câu A. NH3

  • Câu B. H2N-CH2-COOH

  • Câu C. CH3COOH

  • Câu D. CH3NH2

Xem đáp án và giải thích
Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì?


Đáp án:

Các dung dịch HCl, NaOH, NaCl dẫn điện được vì khi hòa tan trong nước thì các chất này phân li ra các ion âm và ion dương chuyển động tự do trong dung dịch

Thí dụ:

HCl → H+ + Cl-

NaOH → Na+ + OH-

NaCl → Na+ + Cl-

Các dung dịch ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được vì khi hòa tan trong nước không phân li ra ion âm và ion dương.

Xem đáp án và giải thích
Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học. b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng

a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học.

b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học


Đáp án:

a) Điều chế bằng phương pháp hoá hợp : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO.

b) Điều chế bằng phương pháp phân huỷ : CuO, CO2, CaO, MgO.

Thí dụ :

CuCO3 to→ CuO + CO2

CaCO3 to→ CaO + CO2

MgCO3 to→ MgO + CO2

Xem đáp án và giải thích
 Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X?


Đáp án:

Theo bài ra, ta có nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol nên muối gồm có 0,1 mol muối amino axit và 0,1 mol NaCl.

=> Khối lượng muối amino axit: 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7.

=> Mmuối aminoaxit = 97 <=> H2N - R - COONa => R = -CH2-

=> X là: H2N - CH2 - COOH

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về phản ứng của sắt với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được Cu kim loại?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch Cu(NO3)2 dư

  • Câu B. Dung dịch MgSO4 dư

  • Câu C. Dung dịch Fe(NO3)2 dư

  • Câu D. Dung dịch FeCl3 dư

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…